Phương pháp tập luyện thể lực tốt trong cầu lông đơn giản nhất

03-11-2023 03:45
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 58 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Khi bạn chơi cầu lông hay bất kì môn thể thao nào khác, thì thể lực đóng một vai trò cực kì quan trọng. Nếu như bạn không có thể lực tốt thì sẽ gặp rất nhiều vất vả trong khi luyện tập cũng như thi đấu cầu lông.

Cầu lông là một môn thể thao đòi hỏi cũng tương đối nhiều thể lực bởi các động tác chạy, nhảy, xoay người…được thực hiện một cách liên tục. Bạn sẽ không thể nào dành được chiến thắng trong thi đấu hay có thể lực sung mãn nhất khi luyện tập với thể lực bị suy yếu. Khi thể lực bị suy yếu bạn sẽ rơi vào trạng thái nhịp thở gấp, rối loạn, có cảm giác tức ngực không bình thường dẫn đến mệt mỏi. Các cơ bắp tham gia vào việc vận động không thể điều khiển theo ý muốn nữa. Đứng nhìn cầu hoặc chống trả 1 cách yếu ớt dần. Để hạn chế suy yếu thể lực bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các phương pháp tập luyện thể lực tốt trong cầu lông được nhiều người áp dụng.

Để có một thể lực tốt nhất, bền và dẻo dai nhất khi tập luyện cũng như thi đấu cầu lông thì các bạn có thể tập thêm những môn thể thao để bổ trợ cho thể lực như: Tập chạy, tập tạ, nhảy dây, nhảy Breakdance hay Hip hop, tập Yoga... 

1. Phương pháp tập luyện thể lực: Tập chạy

Tập chạy là một trong những  bài tập bổ trợ rất nhiều cho các bạn trong việc di chuyển, bên cạnh đó giúp chung ta có một thể lực tốt và cực kì sung mãng.

Chạy bền: Thực hiện chạy trên quãng đường dài , giúp cho chúng ta có thêm được sức bền, chạy quảng đường ngắn sau đó tăng dần lên với mức độ vừa phải, hít thở thật đều.

Chạy tốc độ: Hay còn được gọi là chạy tăng tốc giúp bổ trợ cho việc nâng cao tốc độ, sức rướn, sức bật, độ nhanh của các bước di chuyển. Các hình thức là chạy tốc độ gồm có chạy: 50m, 100m, 200m, …Tất cả các cự li trên đều phải được chạy với khả năng tối đa, có bấm thời gian và lặp lại nhiều lần sao cho vẫn đảm bảo được thời gian chạy như những lần đầu tiên.

Chạy leo dốc: Giúp tăng cường thêm sức bật, rướn cho cơ chân. Đồng thời giúp hệ hô hấp hoạt động quen trong tình trạng thay đổi độ cao, giúp cho cơ thể đủ oxi trong những thời điểm vận động nhiều. Chạy leo dốc cần kết hợp thêm yếu tố chạy nhanh và càng nhiều lần càng tốt.

Chạy di chuyển trong sân cầu: Di chuyển trong sân giúp chúng ta tăng thể lực, sự di chuyển nhịp nhàng, sự dẻo dai, tăng sức bền, sự nhanh nhẹn, sức bậc và những động tác rướn. Chúng ta duy trì chạy thường xuyên rất tốt trong qua trình chơi cầu lông.

Xem thêm: Lật Cổ Chân (Trật mắt cá chân): Cách sơ cứu và phòng tránh.

2. Nhảy dây

Nhảy dây là một cách tập luyện thể lực rất tốt và mang lại rất nhiều tác dụng như:

- Tan mỡ, giảm cân: Tập nhảy dây sẽ giúp bạn tiêu hao được 450 calo mỡ chỉ trong vòng 10 phút mỗi ngày.

- Nhảy dây cũng giúp chúng tăng thêm sức bền, sự dẻo dai, tăng cường sức bật và đặt biệt là luyện tập khớp cổ chân.

- Tốt cho tim mạch của bạn: Nhảy dây giúp cơ thể hoạt động nhiều và kết hợp với thở đúng cách và điều sẽ cung cấp oxi cho tim mạch và chất dinh dưỡng cho các mô.

- Tăng độ tập trung: Khi tập thể dục nói chung hay nhảy dây nói riêng thì sẽ làm cơ thể bạn sẽ hoạt động nhanh nhẹn hơn và đặc biệt bạn sẽ có khả năng tập trung cao độ hơn.

- Thời gian tập luyện nhảy dây: Khoảng 10-20 phút mỗi ngày, với tốc độ nhanh dần đều khoảng 60-70 lần/ phút sau đó tăng dần khoảng 140 – 160 lần/ phút .

Ở trên là 2 cách tập luyện thể lực tốt trong cầu lông đơn giản nhất. Khi các bạn đã có ý thức tập luyện thêm để bổ trợ cho thể lực chuyên môn được nâng lên thì chúng ta hãy kiên trì tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp các bạn có được một thể lực  tốt nhất. Các bạn hãy kiên trì và thường xuyên tập luyện theo kế hoạch thì sau 1 thời gian sẽ có kết quả như mong đợi.

3. Phương pháp tập luyện thể lực: Tập tạ

Tập tạ giúp người chơi có một cánh tay khỏe hơn, hỗ trợ các động tác phông cầu, đập cầu uy lực hơn. Các bạn có thể bắt đầu với mức tạ nhẹ 1kg đến 2kg để cổ tay cũng như khuỷu tay được dẻo dai. Sau đó nâng dần mức tạ lên 5kg cho đến 10kg để cơ bắp phát triển, tăng dần sức mạnh của cánh tay.

4. Tập chống đẩy

Tập chống đẩy giúp tăng cường thể lực và sức bền khi thi đấu. Bài tập này tăng cường sức mạnh ở phần thân trên như bụng, ngực, lưng, vai, cánh tay. Một người khỏe mạnh bình thường có thể thực hiện 15 - 20 lần chống đẩy trong một hiệp, đối với người mới tập có thể bắt đầu 6 - 8 lần một hiệp và nâng dần số lần lên.

5. Phương pháp tập luyện thể lực: Tập gập bụng

Tập gập bụng giúp tăng cùng sức mạnh và độ dẻo dai ở vùng cơ bụng, cơ vùng core. Cơ vùng core chắc khỏe sẽ giúp người chơi có thể di chuyển linh hoạt và vững vàng hơn. Gập bụng còn hỗ trợ cải thiện tư thế, xây dựng cơ bắp và đốt cháy mỡ thừa.

6. Tập Squat

Bài tập tăng thể lực Squat giúp tăng sức mạnh cơ bắp phần chân, giúp cho người chơi chuyển nhanh và linh hoạt hơn.

Xem thêm: Shop bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng