Chấn thương khớp cổ tay trong cầu lông: Nguyên nhân và cách phòng tránh

08-11-2023 04:23
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 58 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Chơi cầu lông rất dễ bị chấn thương bởi sự hoạt động nhiều và liên tục của môn thể thao này. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên thực hiện các động tác xoay người, xoay cổ tay và những động tác bay người để cứu cầu. Tấc cả những động tác đó rất dễ làm cho bạn bị thương đặc biệt là khớp cổ tay, khớp cổ chân. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi sau vào tìm hiểu chấn thương khớp cổ tay trong cầu lông, nguyên nhân và cách phòng tránh như thế nào?

Nguyên nhân chấn thương khớp cổ tay

Chấn thương khớp cổ tay khi chơi cầu lông là một dạng chấn thương phổ biến và thường gặp trong hai trường hợp:

- Té chống tay xuống đất: Có thể là di chuyển không hợp lý hay những pha bay người cứu cầu. Người chơi té và chống tay xuống dưới đất với lực mạnh hoặc trong trạng thái mất cân bằng có thể làm tay bị trật khớp và có thể gãy xương.

- Sử dụng khớp cổ tay liên tục và quá sức khi đánh cầu thường làm tổn thương (đứt vi thể) các dây chằng vùng khớp mà không kèm theo gãy xương.

Khớp cổ tay là một khớp cực kì phức tạp chủ yếu là những dây chằng dày đặt nối nhiều xương lại với nhau. Nhưng những dây chằng thương rất yếu và mỏng manh nên rất dễ bị chấn thương. Những chấn thương ảnh hướng đến dây chằng như : Viêm dây chằng, bong gân, đứt vi thể dây chằng. Cũng có những chấn thương nặng hơn có thể là gãy xương. Nguyên nhân chủ yếu thường xảy ra chấn thương là  khi cổ tay bị bẻ cong quá mức một cách đột ngột hay do lặp đi lặp lại động tác đánh cầu dùng khớp cổ tay quá sức như thường đánh cú trái tay, gập cổ tay khi đập cầu…

Xem thêm: 2 yếu tố cần thiết tạo nên một tay vợt cầu lông giỏi.

Cách chữa trị chấn thương khớp cổ tay

Bài viết này, chúng ta không đề cập đến vấn đề gãy xương. Mà chấn thương chủ yếu ở đây là bong gân khớp cổ tay. Một số triệu chứng của bong gân khớp cổ tay gồm: đau, sưng phù vùng khớp, có thể có dấu hiệu bầm tím ở khớp. Có ba mức độ chấn thương:

– Mức độ 1: Cảm giác đau, kèm theo tổn thương nhẹ ở các dây chằng và chức năng khớp ít thay đổi.

– Mức độ 2: Cảm giác đau, kèm theo tổn thương nặng hơn ở các dây chằng (đã có đứt vi thể một phần). Chức năng khớp bị ảnh hưởng một phần.

– Mức độ 3: Cảm giác đau nhiều, kèm theo tổn thương (đứt) hoàn toàn một hay nhiều dây chằng. Chức năng khớp bị ảnh hưởng rất nhiều.

Điều trị bị chấn thương khớp cổ tay: Dùng liệu pháp RICE đó là liệu pháp chườm lạnh kết hợp với băng nẹp và giữ cố định. Với những chấn thương nhẹ, bạn có thể thực hiện liệu pháp tại nhà. Có thể dùng thêm thuốc giảm đau, và thuốc kháng viêm nếu cảm thấy quá đau. Cũng có thể dùng thêm các công cụ hỗ trợ khớp (như băng khớp, nẹp khớp) để làm bất động khớp. Với những trường hợp đau dai dẳng,có vẻ nghiêm trọng này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chỉ định điều trị chính xác hơn.

Cách phòng tránh chấn thương khớp cổ tay

Đối với bị chấn thương khớp cổ tay do bị té trong những pha di chuyển, những pha bay người cứu cầu thì đó chỉ là tai nạn, để phòng tránh thì hạn chế những pha như thế. Chúng ta chỉ có thể đề phòng chấn thương khớp cổ tay do lặp đi lặp lại các động tác quá sức trên khớp. Thực hiện chúng như sau:

– Khởi động kỹ trước khi luyện tập và thi đấu: khởi động khớp cổ tay, cổ chân và toàn bộ những khớp để làm nóng cơ thể.

– Thực hiện đúng động tác đánh cầu: Bất kì một kỹ thuật nào cũng phải có một động tác đúng. Khi thực hiện đúng động tác mới đem lại hiệu quả cũng như giảm thiểu sức lực cũng như tổn thương lên cở thể bạn. Phần lớn những người chơi cầu phong trào ít chịu học đúng những kỹ thuật và vận dụng nó một cách đúng nhất. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hay bị đau khớp cổ tay, cổ chân.

– Mang dụng cụ hỗ trợ khớp cổ tay: Nếu bạn cảm thấy tay mình yếu hoặc là đã có tiền sử bị chấn thương thì hãy mang dụng cụ hỗ trợ khớp cổ tay để chắc chắn hơn.

Xem thêm: Shop bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng