7 lỗi nhiều người chơi thường mắc phải trong đánh đôi
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Cầu lông là một môn thể thao đòi hỏi rất nhiều động tác, rất nhiều kỹ thuật. Vì thế, có nhiều thói quen không đúng, cách đánh cầu sai mà nhiều người thường gặp phải, đặt biệt là những người mới chơi. Bạn cần phải học hỏi nhiều hơn từ những người đi trước để rút ra cho mình những cách đánh đúng và đẹp mắt. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến 7 lỗi nhiều người chơi thường mắc phải trong đánh đôi , những lỗi này thường gặp ở người mới chơi, còn non kinh nghiệm.
1. Quá thụ động trên sân
Đây là tình trạng rất quen thuộc trong những trận đánh đôi, đặc biệt là đôi nam nữ. Bạn cần phải biết cách di chuyển khi đánh cầu lông đôi ra sao. Nếu bạn đứng yên càng lâu sức ì của cơ thể càng lớn. Vì thế, hãy cứ di chuyển một cách nhịp nhàng cho cho dù bạn chưa có cơ hội tham gia vào các đường cầu, hãy cứ đi theo từng cú đánh của bạn đồng đội, mắt luôn dõi sang phần sân đối phương. Việc này, giúp cơ thể bạn loại bỏ sức ì, luôn năng động, nhịp chân luôn bám sát diễn biến trận đánh. Nhờ vậy, khi cơ hội đến bạn nhất định sẽ hỗ trợ hiệu quả cho bạn đồng đội vì bạn luôn trong tư thế sẵn sàng.
2. Giao cầu kém
Đánh cầu lông đơn hay đôi thì giao cầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong đánh cầu lông đôi thì nó quan trọng hơn rất nhiều. Khi chơi cầu lông đôi, đối phương sẽ luôn tìm cách đặt bạn dưới áp lực bị tấn công, bị dồn ép, thậm chí sẽ tấn công ngay từ cú giao cầu của bạn. Nếu bạn giao cầu kém thì tạo điều kiện cho đối phương tấn công và giành điểm từ bạn.
3. Kỹ thuật di chuyển kém
Trong tập luyện hay thi đấu cầu lông đơn hay cầu lông đôi thì kỹ thuật di chuyển đóng một vài trò vô cùng quan trọng. Khi ban di chuyển kém khiến bạn thường xuyên chậm chạp, mau mệt và mất sức, dễ mất thăng bằng hay bị té, dẫn đến những chấn thương. Đặc biệt khi đánh đôi mà di chuyển kém sẽ rất dễ va chạm với bạn đồng đội và để lộ những khoảng trống trên sân cho đối phương.
Hãy tìm hiểu và học những người đi trước cách thức di chuyển để bạn hoàn thiện thêm kỹ năng này nhé.
Xem thêm: 2 cách giảm áp lực khi thi đấu cầu lông hiệu quả nhất.
4. Thích quay đầu nhìn ra phía sau
Đây là thói quen sai lầm của rất nhiều người, đặc biệt là những người mới chơi. Trong đánh đôi thì đồi hỏi tốc độ chơi rất nhanh. Bạn sẽ không có đủ thời gian để vừa quan sát đối phương vừa quan sát bạn mình. bạn mất tập trung, không ứng phó kịp tình huống. Chưa kể việc xoay trở nhiều dễ là bạn mất sức, bộ pháp rối loạn.
Đặc biệt nguy hiểm hơn là rất có thể có lúc bạn “ăn” một cú đập cầu của bạn đồng đội vào mặt hay thậm chí vào mắt!
5. Thực hiện nhiều những đường cầu chéo sân
Đánh cầu chéo sân là một chiến thuật hay, tuy nhiên nếu lợi dụng nó quá mức có thể sẽ phản tác dụng cho bạn.
– Bạn sẽ bị bắt bài và mất đi tính bất ngờ trong đường cầu. Đối thủ của bạn sẽ thừa sức phán đoán cú đánh tiếp theo của bạn là gì và lựa chọn vị trí thuận lợi nhất để đón đánh đường cầu từ bạn.
– Với đường cầu chéo sân, vì trái cầu phải di chuyển qua một quãng đường dài hơn, nên ở cuối hành trình của mình trái cầu đã đi chậm lại, ít lực. Thêm vào đó đối thủ của bạn có nhiều thời gian hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho đối phương đánh trả ít mắc sai sót.
Vì thế, đừng để cho đối phương bắt bài, đa dạng lối đánh, đường cầu gây khó khăn trong phán đoán của đối thủ.
6. Nâng cầu bổng quá nhiều
Nâng cầu bổng rất thích hợp khi bạn bị thất thế và cần có nhiều thời gian để trở về vị trí chuẩn bị trên sân đón cú đánh tiếp theo của đối thủ. Tuy nhiên, với những pha nâng cầu bổng thì đó là cơ hội rất tốt cho đối thủ với những cú đánh đầy uy lực và dành thế tấn công. Do vậy nếu bạn thường xuyên chỉ đánh cầu bổng, bạn đã dâng cơ hội chiến thắng cho đối phương.
Không nên có quá nhiều pha nâng cầu bổng mà bạn phải thường xuyên đánh cầu đi xuống như: đập cầu, gài nhỏ, chụp lưới...
7. Không giữ được bình tĩnh
Chơi cầu lông đôi đòi hỏi một tinh thần đồng đội cao, cần sự hòa hợp trong lối chơi và tinh thần của cả hai người. Lỗi lầm của người chơi này hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tinh thần của người chơi kia. Vì thế, nếu bạn mắt sai lầm thì hãy tìm cách sữa chữa nhanh nhất, đừng để mắc sai lầm quá nhiều sẽ làm lung lây ít nhiều tinh thần của đồng đồi.
Nếu bạn mình đang đánh hỏng nhiều quá, đặc biệt những đường cầu dễ, bạn đừng bao giờ gắt gỏng, chê bai hay tỏ thái độ không đồng tình ra mặt. Việc đó chỉ làm đồng đội mình “nản” tinh thần hơn, và “buông” luôn trận đấu. hỗ trợ đồng đội vượt qua thời điểm khó khăn.
Xem thêm: Shop bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.
Có thể bạn sẽ thích
Chấn thương vai trong cầu lông: Nguyên nhân và cách phòng tránh
10-11-2024 04:02
Chọn giày cầu lông phù hợp và bảo quản giày cầu lông đúng cách.
21-11-2024 16:07
Tuyệt chiêu tấn công từ phía cuối sân trong cầu lông
13-11-2024 03:50
Đánh cầu lông giúp tăng chiều cao và giảm cân
16-11-2024 04:10
Chuột rút khi chơi cầu lông: Nguyên nhân và cách phòng tránh
03-06-2024 16:17