Nguyên nhân do đâu dẫn đến đánh pickleball bị đau tay và cách phòng tránh
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 1 Super Center, 5 shop Premium và 72 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Đánh pickleball bị đau tay là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở người mới chơi hoặc chưa nắm vững kỹ thuật. Việc sử dụng sai tư thế, chọn vợt không phù hợp hoặc chơi quá sức đều có thể dẫn đến đau cổ tay, khuỷu tay hoặc cánh tay. Nếu không được xử lý và phòng tránh đúng cách thì những cơn đau này có thể trở thành chấn thương kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu và sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng với ShopVNB đi tìm hiểu những nguyên nhân và cách phòng tránh nha!
1. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến đánh pickleball bị đau tay
Đau tay khi đánh pickleball là tình trạng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt ở người mới bắt đầu chơi hoặc những người chơi sai kỹ thuật. Nếu như không xử lý đúng cách thì cơn đau có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu và gây chấn thương nghiêm trọng hơn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến khi đánh pickleball bị đau tay:
- Cầm vợt sai kỹ thuật: Khi sử dụng lực quá mức ở cánh tay, đặc biệt là khuỷu tay hoặc không sử dụng lực từ toàn bộ cơ thể khi đánh bóng thì sẽ gây áp lực lên cổ tay và cánh tay tăng cao, dễ gây đau và mỏi cơ có thể gây ra chấn thương.
- Tập luyện quá sức: Người chơi không có khởi động kỹ càng khiến cơ và gân chưa thích nghi, dễ dẫn đến quá tải và bị viêm đau sau chơi.
- Vợt không phù hợp: Người chơi chọn vợt quá nặng hoặc quá nhẹ hoặc kích thước tay cầm không vừa điều này có thể làm tăng áp lực lên cổ tay và khuỷu tay
- Kỹ thuật chơi chưa chính xác: Động tác đánh bóng sai hướng, lệch trọng tâm gây ảnh hưởng trực tiếp đến cổ tay, khuỷu tay.
- Dấu hiệu tái phát chấn thương: Các chấn thương cũ ở khuỷu tay hoặc cổ tay thì có thể bị tái phát trở lại khi chơi pickleball, đặc biệt những chấn thương đó nếu không được điều trị dứt điểm thì sẽ tài phát chấn thương trở lại khi chơi pickleball.
- Va đập mạnh: Những cú va chạm trực tiếp với người chơi khác có thể gây ra chấn thương như bầm tím, trật khớp hoặc gãy xương.
2. Những dấu hiệu bị đau tay khi đánh pickleball
Khi đánh pickleball, nếu người chơi cảm thấy đau tay thì đó có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm cho một chấn thương do lặp lại chuyển động sai kỹ thuật hoặc quá tải cơ. Việc nhận biết dấu hiệu sau đây khi đánh pickleball bị đau tay sẽ giúp người chơi xử lý kịp thời và tránh tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Đau nhức ở vai:
+ Cảm giác đau âm ỉ hoặc nhức nhối ở vùng vai, đặc biệt khi đưa tay lên cao.
+ Vai bị căng cứng, khó nâng tay qua đầu hoặc xoay tròn vai linh hoạt.
+ Đau lan xuống cánh tay hoặc cổ nhất là sau buổi chơi kéo dài.
+ Mỏi vai nhanh chóng dù mới chơi trong thời gian ngắn.
+ Khi đánh pickleball bị đau tay thì cảm giác vai yếu hoặc lỏng lẻo, như mất sức kiểm soát khi vung vợt.
- Đau nhức khuỷu tay:
+ Đau âm ỉ kéo dài, ngay cả khi đã ngưng chơi pickleball hoặc trong sinh hoạt hằng ngày.
+ Cơn đau lan dần từ khuỷu tay đến cẳng tay và cổ tay.
+ Sờ vào khuỷu tay có cảm giác bị mềm.
+ Khó cử động khuỷu tay linh hoạt
+ Khuỷu tay có dấu hiệu bị sưng đỏ hoặc nóng rát.
+ Cầm nắm vợt không được chắc chắn khi chơi
- Đau nhức ở cổ tay:
+ Khi đánh pickleball bị đau tay thì sẽ có cảm giác đau hoặc nhói ở mặt trong hoặc mặt ngoài cổ tay, nhất là khi xoay tay hoặc đánh bóng.
+ Cảm giác tê rần hoặc yếu lực cầm vợt, đặc biệt khi thực hiện các cú đánh mạnh.
+ Cầm nắm không chắc chắn hoặc gặp khó khăn khi vận động.
+ Cổ tay sưng nhẹ hoặc tấy đỏ có thể kèm cảm giác nóng rát.
+ Cơn đau tăng lên khi uốn cong hoặc xoay cổ tay
- Đau nhức ở ngón tay:
+ Vùng ngón tay hoặc cổ tay có thể bị sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát.
+ Cảm giác bị tê buốt hoặc châm chích nhẹ ở các khớp ngón tay.
+ Khó gập hoặc duỗi ngón tay, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp vào buổi sáng.
+ Ngón tay sưng nhẹ, đỏ và có cảm giác nóng rát
+ Cảm giác cầm vợt đánh pickleball bị đau tay khi lực cầm bị yếu đi gặp khó khăn trong việc cầm nắm và dễ làm rơi vợt khi đang chơi.
Các bạn có thể xem thêm bài viết về các bài tập bổ trợ pickleball tại nhà để tìm hiểu và tập luyện để có cảm giác bóng thật và tránh bị trấn thương khi chơi.
3. Cách xử lý khi có dấu hiệu đánh pickleball bị đau tay
Nghỉ ngơi đúng cách: Hãy dừng đánh pickleball ngay khi cảm thấy đau tay. Việc tiếp tục chơi có thể làm tình trạng tồi tệ hơn. Dành thời gian nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục tự nhiên.
Chườm lạnh: Chườm đá từ 15–20 phút mỗi lần, 2–3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm viêm và sưng đau ở vùng bị tổn thương. Không nên chườm quá lâu để tránh bỏng lạnh.
Giãn cơ và massage nhẹ: Massage nhẹ vùng cổ tay, khuỷu tay hoặc vai giúp thư giãn cơ bắp và tăng cường lưu thông máu. Có thể kết hợp với các bài tập kéo giãn cơ để hỗ trợ phục hồi.
Đeo dụng cụ hỗ trợ: Sử dụng băng cổ tay hoặc khuỷu tay chuyên dụng để cố định và giảm áp lực lên các khớp. Điều này giúp người hạn chế cử động sai và bảo vệ vùng tay trong quá trình hồi phục.
Kiểm tra và thay đổi vợt: Nên sử dụng vợt có trọng lượng nhẹ hơn (dưới 230g cho người mới chơi), tay cầm vừa với kích thước tay (đo chu vi tay để chọn đúng size). Ngoài ra, chọn vợt có chất liệu giảm rung tốt cũng hỗ trợ giảm chấn thương.
Cải thiện kỹ thuật chơi: Tìm huấn luyện viên hoặc người chơi có kinh nghiệm để học lại kỹ thuật đúng. Việc đánh bóng bằng lực toàn thân thay vì chỉ dùng tay sẽ giúp giảm áp lực và tránh khi đánh pickleball bị đau tay và các chấn thương khác.
Gặp chuyên gia y tế nếu đau kéo dài: Nếu sau vài ngày nghỉ ngơi và chườm lạnh mà cơn đau vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp hoặc thể thao để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Các bạn hãy xem ngày bài viết về các bài tập khởi động pickleball hiệu quả để phòng tránh khi đánh pickleball không bị chấn thương.
4. Cách phòng tránh bị đau tay hiệu quả khi đánh pickleball
4.1 Khởi động kỹ trước khi chơi
Để tránh khi đánh pickleball bị đau tay thì khởi động là bước quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Việc làm nóng cơ thể giúp tăng độ dẻo dai của cơ, khớp và dây chằng, giảm nguy cơ chấn thương.
- Tập trung làm ấm vùng cổ tay, vai, khuỷu tay.
- Thực hiện các động tác xoay cổ tay, xoay vai, kéo giãn cánh tay trong 5–10 phút trước khi thi đấu.
4.2 Chọn vợt pickleball phù hợp
Một cây vợt phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát bóng tốt hơn và giảm lực tác động lên tay để tránh khi đánh pickleball bị đau tay.
- Trọng lượng vợt: Nên chọn vợt nhẹ (từ 200g–230g) nếu bạn mới chơi hoặc có lực cổ tay yếu.
- Kích thước tay cầm: Cầm thử vợt để chắc chắn tay cầm vừa vặn, không quá to hoặc quá nhỏ.
- Vật liệu vợt: Ưu tiên các loại vợt có khả năng hấp thụ rung tốt như vợt composite hoặc polymer.
4.3 Học kỹ thuật chơi đúng cách
Kỹ thuật đúng sẽ giúp phân bổ lực đều trên toàn bộ cơ thể thay vì chỉ tập trung vào cổ tay hoặc khuỷu tay tránh khi đánh pickleball bị đau tay.
- Không nên chỉ dùng cổ tay để đánh bóng.
- Tận dụng chuyển động từ vai, hông và bước chân để tạo lực đánh ổn định.
- Nếu cần, hãy học từ huấn luyện viên hoặc người có kinh nghiệm.
4.4 Không chơi quá sức
Chơi liên tục trong thời gian dài dễ dẫn đến mỏi cơ khi đánh pickleball.
- Chia thời gian chơi hợp lý, nghỉ giữa các set.
- Ngừng chơi ngay khi cảm thấy tay đau hoặc căng cứng bất thường.
4.5 Tăng cường sức mạnh cơ tay
Để phòng tránh khi đánh pickleball bị đau tay thì người chơi cần phải tập luyện bổ trợ cho cổ tay và cẳng tay giúp tăng sức bền và độ linh hoạt.
- Tập tạ nhẹ, vắt khăn khô, bóp bóng cao su… đều là những bài đơn giản giúp cơ tay khỏe hơn.
- Kết hợp giãn cơ nhẹ sau buổi chơi để giúp cơ phục hồi.
4.6 Sử dụng dụng cụ hỗ trợ nếu cần
Nếu người chơi thường xuyên cảm thấy mỏi tay hoặc có tiền sử viêm gân, hãy cân nhắc:
- Đeo nẹp cổ tay hoặc băng khuỷu tay để ổn định khớp.
- Dùng găng tay có đệm giúp giảm lực tác động từ vợt.
5. Một số phụ kiến giúp người chơi hạn chế gặp chấn thương khi đánh pickleball
5.1 Băng khủyu tay Yasu 6307
Băng khuỷu tay Yasu 6307 là sản phẩm hỗ trợ khớp hiệu quả, giúp giảm áp lực lên khuỷu tay khi chơi thể thao. Băng được thiết kế ôm sát, chất liệu co giãn, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, Yasu 6307 mang đến cảm giác thoải mái, hạn chế chấn thương và hỗ trợ phục hồi cơ khớp.
Mua ngay băng khuỷ tay Yasu 6370 hiện đang có tại ShopVNB nha.
5.2 Băng khủy tay Yonex SRG511
Băng khuỷu tay Yonex SRG511 là phụ kiện thể thao cao cấp, được thiết kế giúp ổn định khớp khuỷu tay, giảm áp lực lên gân cơ và hỗ trợ phòng ngừa chấn thương hiệu quả. Sản phẩm sử dụng chất liệu co giãn tốt, thấm hút mồ hôi và thoáng khí, phù hợp cho các môn thể thao. Với thiết kế ôm sát và dễ điều chỉnh, Yonex SRG511 mang lại cảm giác chắc chắn, thoải mái khi vận động ở cường độ cao.
Các bạn muốn mua băng khuỷ tay Yonex SRG511 hiện đang có tại ShopVNB thì hãy mua ngay tại đây.
5.3 Băng Cổ Tay Lining LDES194-2
Băng cổ tay Lining LDES194-2 là phụ kiện hỗ trợ thể thao chất lượng cao, giúp bảo vệ và cố định cổ tay hiệu quả trong quá trình vận động. Với chất liệu co giãn tốt, thấm hút mồ hôi và thoáng khí, sản phẩm mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng lâu dài. Thiết kế ôm sát, chắc chắn giúp hạn chế chấn thương, tăng hiệu quả luyện tập và thi đấu.
Băng cổ tay Lining LDES194-2 hiện đang có tại SopVNB các bạn hãy mua ngay tại đây.
5.4 Băng Cổ Tay Kawasaki KF-3237
Băng cổ tay Kawasaki KF-3237 là sản phẩm hỗ trợ thể thao được thiết kế ôm sát, dễ sử dụng, giúp người chơi an tâm trong mọi hoạt động cường độ cao.nhằm bảo vệ cổ tay, hạn chế chấn thương và tăng độ ổn định khi vận động. Với chất liệu co giãn, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt và độ bền cao, Kawasaki KF-3237 mang lại cảm giác thoải mái suốt quá trình chơi.
Mua ngay băng cổ tay Kawasaki KF-3237 hiện đang có tại ShopVNB.
Vừa rồi, ShopVNB đã cùng với các bạn đi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến khi đánh pickleball bị đau tay cũng như cách phòng tránh. Qua bài viết nay, các bạn có thể trang bị thêm kiến thức để phòng tránh bị đau tay khi đánh pickleball. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết "nguyên nhân dẫn đến chơi pickleball đột quỵ và cách phòng tránh" để trang bị cho bản thân thêm kiến để bảo vệ sức khoẻ bản thân nha!