Những chấn thương thường gặp trong cầu lông và cách phòng tránh

20-10-2024 09:17
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Cầu lông là môn thể thao có tính giải trí cao và dễ chơi nên ngày càng được rất nhiêu người chơi. Tuy nhiên, khi chơi cầu bạn phải kết hợp rất nhiều động tác chạy, nhảy, chuyển động nhanh, cùng tính linh hoạt và tốc độ phối hợp điêu luyện giữa tay chân, hông, cổ tay, cánh tay...Nên việc gặp chấn thương là rất dễ nếu bạn không biết cách. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn biết được những chấn thương thường gặp trong cầu lông và cách phòng tránh chúng ra sao.

Những chấn thương thường gặp khi chơi cầu lông.

Khi tham gia một trận cầu bạn sẽ gặp tập trung sử dụng những nhóm cơ bắp chính như: Chân, hông, vai và cánh tay. Và đó là nơi thường xuyên xảy ra những chấn thương nhất.

1.Chấn thương vùng chân

Khi chơi cầu lông thì chân hoạt động rất nhiều, thường xuyên bay, nhảy, xoay người…Và cũng là vùng dễ bị chấn thương nhất.

Bong gân khớp cổ chân: là chấn thương hay bị gặp nhất. Một chuyển hướng đột ngột, đặc biệt là khi người chơi đã bị mệt sẽ dễ dàng làm mắt cá chân bị “lăn” và dây chằng níu giữ nó có thể bị xé rách. Cơn đau xuất hiện kèm theo sưng tấy và gây khó khăn khi di chuyển.

Chấn thương khớp gối: Khớp gối bị vặn xoắn quá mạnh và quá nhanh, đột ngột khi người chơi chạy “đảo chiều” liên tục trên sân. Hoặc, do người chơi cố sức dậm nhảy đánh cầu quá nhiều.

2. Chấn thương vùng tay

Chấn thương khớp khuỷu tay: Thường gặp ở người mới tập chơi cầu lông do tập trung chủ yếu sức ở vùng khuỷu tay và sử dụng khớp khuỷu quá sức, lâu ngày có thể dẫn đến những chấn thương tại khớp.

Chấn thương khớp vai: Khi cách tay vung vợt không đúng cách hoặc theo sự vận động tự nhiên sẽ khiến khớp vai bị tổn thương. Phần cơ xương quay có tác dụng cố định vai và sẽ bị giảm tác dụng khi bị rách. Cơn đau ban đầu có thể là cấp tính và dễ bị bỏ qua nhưng sẽ trở thành mãn tính nếu lặp lại nhiều lần.

Chấn thương khớp cổ tay: Nguyên nhân chính là té chống tay xuống đất hay do sử dụng khớp cổ tay liên tục và quá sức khi đánh cầu.

Xem thêm: Hướng dẫn chơi cầu lông cơ bản và nâng cao cho người mới bắt đầu.

Cách phòng tránh những chấn thương thường gặp:

Để phòng chống những chấn thương khi chơi cầu lông thì bạn phải tập cho mình một cơ bắp khỏe mạnh cũng như sức bền của cơ thể. Ngoài ra cần phải:

- Sử dụng vợt đúng chất lượng và động tác đúng kỹ thuật.

- Khởi động trước khi thi đấu: khởi động là rất quan trọng, sẽ kích thích hoạt động của cơ bắp và tăng sức chịu đựng của cơ thể, cũng như làm giản các cơ tay và chân.

- Thả lỏng sau khi thi đấu: Nhiều người người thường bỏ qua phần này vì cho rằng nó không quan trọng, thậm chí là lãng phí thời gian. Sự thực là việc thả lỏng cơ thể cũng quan trọng không kém quá trình khởi động.

- Chơi cầu lông trên mặt sân tiêu chuẩn.

- Sử dụng dụng cụ phòng chống chấn thương.

Các bạn cũng sẽ bị chấn thương nếu các bạn áp dụng các phương pháp trên. Tuy nhiên rủi ro, chấn thương chắc chắn sẽ giảm tới mức tối thiểu nếu các bạn chịu tập luyện nghiêm túc.

Xem thêm: Địa chỉ bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng