Các thuật ngữ trong Pickleball mà người chơi cần phải biết
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 1 Super Center, 5 shop Premium và 68 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Để chơi tốt bộ môn Pickleball, ngoài việc thường xuyên luyện tập nâng cao kỹ thuật, việc hiểu rõ các thuật ngữ trong Pickleball cũng là rất quan trọng. Kiến thức này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều khi thi đấu, dù là ở giải phong trào hay chuyên nghiệp. Trong bài viết này, ShopVNB sẽ tổng hợp lại các thuật ngữ trong Pickleball mà người chơi cần phải biết.
1. Các thuật ngữ trong Pickleball mà bạn cần biết
1.1. Thuật ngữ về kỹ thuật chơi
- Vùng Non-Volley Zone (Kitchen Area): Là một vùng nhỏ ở phần trước sân, người chơi không được đánh bóng trên không, chỉ có thể volley sau khi bóng đã chạm đất. Vùng này được tính từ lưới đến đường gạch phía trước mỗi bên sân khoảng 2,13m.
- Đường biên ngang (Baseline): là đường kẻ ở cuối sân, người chơi đứng sau đường này khi giao bóng hoặc phòng thủ các cú đánh từ đối phương.
- Đường biên dọc (Sideline): Là đường biên đánh dấu ranh giới ở hai bên sân.
- Giao bóng (Serve): Hành động đưa bóng vào cuộc chơi bằng cách đưa bóng qua phần trên lưới và qua vùng Non-Volley Zone. Bóng được giao cho đối thủ theo góc chéo sân và không được rơi ngoài đường biên hay vùng Non-Volley Zone của sân đối phương.
- First Serve (Pha giao bóng đầu tiên): Trong đánh đôi, vận động viên sẽ thực hiện giao bóng từ phần sân bên phải sau khi thay đổi quyền giao bóng.
- Second Serve (Phát bóng lần 2): Tình huống này xảy ra trong các trận đấu đôi khi đội giao bóng đầu tiên bị mất điểm, lúc này người chơi thứ hai trong đội sẽ tiếp tục thực hiện lượt giao bóng. Lượt giao bóng chỉ kết thúc khi cả hai thành viên trong đội đã mất quyền giao bóng của mình.
- Receiver (Người nhận bóng): Là người chơi đứng ở phía đối diện sân để nhận cú giao bóng từ người giao bóng. Người nhận bóng phải đứng trong khu vực giao bóng đối diện.
- Service Area (Vùng giao bóng): Là phần sân đối diện với người giao bóng, nằm chéo sân từ đường baseline đến đường non-volley zone (khu vực bếp). Cú giao bóng được coi là hợp lệ khi bóng bay chéo sân và rơi vào phần sân này.
- Backswing: Là giai đoạn chuẩn bị của cú đánh, khi người chơi đưa vợt ra phía sau trước khi thực hiện cú đánh chính.
- Đánh bóng nảy (Groundstroke): Là cú đánh được thực hiện sau khi bóng đã nảy lên khỏi mặt sân.
- Đánh bóng trên không (Volley): là cú đánh được thực hiện trước khi bóng chạm đất, không được phép thực hiện cú volley trong vùng Non-Volley Zone.
- Trả giao bóng (Drive): Là cú đánh thẳng và thấp với lực mạnh, thường thực hiện từ baseline (đường biên cuối sân) hoặc non-volley zone (vùng cấm giao bóng), nhằm đưa bóng đi nhanh và xa về phía sân đối thủ.
- Đánh bóng rơi (Drop Shot): Kỹ thuật giữ bóng thấp và nhẹ để thực hiện cú đánh chính xác khiến đối thủ không kịp đánh trả.
- Đánh bóng nhẹ (Dink): Kỹ thuật đánh bóng nhẹ và thấp vào khu vực Non-Volley Zone để kiểm soát trận đấu.
- Lốp bóng (Lob): Là cú đánh cao qua đầu đối thủ, nhằm ép họ lùi về phía cuối sân hoặc làm rối loạn vị trí của họ. Thường được sử dụng để tạo khoảng cách, kéo dài thời gian kịp quay về vị trí phòng ngự và buộc đối thủ đánh bóng từ vị trí khó khăn.
- Đập bóng (Smash): Là cú đánh mạnh mẽ từ trên cao xuống để đập bóng xuống phần sân đối thủ, giúp ghi điểm nhanh chóng và gây áp lực cho đối thủ.
- Flick: Là cú đánh nhanh và nhẹ, thường dùng lực cổ tay để thay đổi hướng và tốc độ của bóng.
- Approach Shot: Là cú đánh thực hiện khi người chơi di chuyển về phía trước, hướng về lưới, để chuẩn bị cho một cú volley hoặc đánh gần lưới tiếp theo, chuyển từ phòng thủ sang tấn công.
- Drop Spin: Là cú đánh có độ xoáy cao khi bóng vượt qua lưới, kết hợp giữa kỹ thuật đánh thấp (drop shot) và xoáy bóng (spin). Cú đánh này tạo ra sự khó đoán cho đối thủ và đòi hỏi người chơi phải luyện tập nhiều để thực hiện hiệu quả.
- Spin: Là kỹ thuật tạo độ xoáy cho bóng, làm cho đường bóng đi có quỹ đạo khó đoán và khó trả lại.
- Down the Line: Thuật ngữ này mô tả hướng đánh bóng song song với lưới, về phía biên sân đối diện của đối thủ. Cú đánh này thường được thực hiện từ khu vực non-volley zone và nhắm đến khu vực volley zone của đối thủ bên kia lưới.
- Đánh bóng qua đầu (Overhead): Là cú từ trên cao, thường là một cú smash, nhằm kết thúc điểm hoặc đánh bóng mạnh qua đầu đối thủ.
- Đánh bóng trái tay (Backhand): Là cú đánh từ phía bên không thuận tay của người chơi, còn gọi là đánh trái tay, có thể thực hiện bằng một hoặc cả hai tay.
- Đánh bóng thuận tay (Forehand): Là cú đánh từ phía bên thuận tay của người chơi, thường có lực mạnh và kiểm soát tốt hơn cú backhand.
Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật Forehand Pickleball chi tiết và dễ hiểu nhất
- Block: Là kỹ thuật chặn bóng bằng vợt để làm giảm tốc độ và kiểm soát bóng, thường được sử dụng khi đối thủ thực hiện một cú drive mạnh.
- Carry (đánh nắn): Là kỹ thuật khi người chơi đánh bóng mà bóng không nảy ra khỏi mặt vợt ngay lập tức, thay vào đó, bóng được giữ lại và di chuyển dọc theo bề mặt vợt.
- Footwork: Là kỹ thuật di chuyển chân để giữ thăng bằng và chuẩn bị cho các cú đánh, giúp người chơi di chuyển vững vàng và nhanh chóng đến vị trí tốt nhất.
- Pivot: Là kỹ thuật xoay người và di chuyển chân để đổi hướng hoặc chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo.
- Split Step: Là động tác bật nhảy nhẹ và tách chân ra khi đối thủ chuẩn bị đánh bóng, giúp người chơi sẵn sàng di chuyển nhanh chóng theo hướng bóng tới.
- Shuffle Step: Là động tác di chuyển bằng cách kéo lê chân, giữ cơ thể ổn định và sẵn sàng khi di chuyển ngang sân.
- Drop Step: Là động tác bước lùi một bước lớn để tạo khoảng trống và chuẩn bị cho cú đánh thuận tay hoặc trái tay.
- Crossover Step: Là động tác bước chéo chân qua chân kia để nhanh chóng di chuyển sang một bên, tăng tốc độ và hiệu quả trong việc theo dõi đường đi của bóng.
- Backpedal: Là động tác di chuyển lùi về phía sau, thường dùng khi người chơi cần chuẩn bị đón một cú đánh cao hoặc dài.
- Lateral Movement: Là động tác di chuyển ngang sân để theo dõi và đánh trả bóng, quan trọng để kiểm soát khu vực midcourt và forecourt.
1.2. Thuật ngữ về điểm số
- Chuỗi đánh (Rally): Đây là chuỗi các lần đánh bóng dành cho cả 2 bên cho đến khi có lỗi hoặc kết thúc của một điểm.
- Chuyển lượt (Side-Out): Khi người chơi mắc lỗi, quyền giao bóng sẽ thuộc về đối thủ.
- Quy tắc 2 lần chạm (Double Bounce Rule): Mỗi bên đều phải để bóng chạm mặt sân của mình hai lần trước khi được phép đánh qua khu vực sân đối phương.
- Trả giao bóng (Return of Serve): Là cú đánh trả lại bóng sau khi đối thủ giao bóng, bóng phải chạm đất trước khi được đánh lại.
- Bóng trong cuộc (Ball In Play): Là khung thời gian của trận đấu từ lúc bóng được phát cho đến khi bóng chết
- Bóng sống (Live Ball): Là thuật ngữ dùng để chỉ quả bóng đang trong cuộc chơi. Khi bóng sống, người chơi có thể đánh để ghi điểm hoặc tiếp tục duy trì thế trận.
- Bóng chết (Dead Ball): Là thuật ngữ dùng để chỉ quả bóng đã ra khỏi cuộc chơi. Khi bóng chết, trận đấu sẽ tạm dừng, người chơi không được thực hiện bất kỳ động tác nào với bóng.
- Điểm kết thúc trận đấu (Match Point): Điểm quyết định cả trận đấu khi một bên đạt được điểm số tối đa để chiến thắng.
- Phán đoán đường (Line Call): Quyết định xem bóng có chạm vào đường biên hay không.
1.3. Thuật ngữ về các lỗi, cảnh cáo và án phạt từ trọng tài
- Lỗi đánh bóng ngoài (Out): lỗi đánh bóng vượt ra khỏi phần sân quy định.
- Lỗi kỹ thuật (Technical Foul): Đây là thuật ngữ chỉ hành vi vi phạm luật chơi hoặc quy tắc ứng xử mà không liên quan trực tiếp đến quá trình chơi bóng. Thường là các lỗi phi thể thao hoặc vi phạm quy định ngoài các lỗi thông thường trong trận đấu.
- Cảnh báo lỗi kỹ thuật (Technical Warning): Lời cảnh báo đầu tiên mà trọng tài đưa ra khi người chơi vi phạm hành vi hoặc thái độ. Nếu sau khi nhận cảnh báo, người chơi tiếp tục vi phạm, họ có thể bị phạt Technical Foul.
- Cảnh báo bằng lời nói (Verbal Warning): Mặc dù luật Pickleball không chính thức quy định thuật ngữ “Verbal Warning,” trọng tài thường sử dụng cảnh báo bằng lời nói như bước đầu tiên để nhắc nhở người chơi về hành vi vi phạm trước khi đưa ra Technical Warning hoặc Technical Foul.
- Gây xao nhãng (Distraction): Ám chỉ những hành động hoặc sự kiện làm gián đoạn hoặc gây mất tập trung cho người chơi hoặc đội đối thủ trong suốt trận đấu.
- Lỗi tác phong (Ejection): Đây là một hình phạt nghiêm trọng áp dụng khi người chơi vi phạm quy tắc hoặc có hành vi không đúng mực. Khi bị ejection, người chơi sẽ không được tiếp tục tham gia trận đấu, và đội của họ có thể phải chịu thêm các hình phạt khác tùy theo quy định của giải đấu hoặc tổ chức.
- Trục xuất (Expulsion): Đề cập đến việc một người chơi bị trục xuất khỏi trận đấu hoặc giải đấu do vi phạm nghiêm trọng quy tắc hoặc có hành vi không thể chấp nhận. Hình phạt này nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến việc cấm tham gia các trận đấu hoặc giải đấu trong tương lai.
- Bỏ cuộc (Forfeit): Chỉ việc một đội hoặc người chơi từ bỏ hoặc đầu hàng trong một trận đấu. Khi một đội hoặc người chơi từ bỏ, họ thường mất quyền thi đấu và đối thủ được coi là chiến thắng, bất kể lý do từ bỏ là gì.
- Lỗi ngoài ý muốn (Hinder): Là bất kỳ lỗi nào không phải do người chơi gây ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến trận đấu, ngoại trừ các vật thể cố định.
- Đánh lại (Replay): Trọng tài có thể cho đánh lại pha bóng đó nếu không có quyết định cuối cùng.
2. Tầm quan trọng của các thuật ngữ trong Pickleball
- Nắm được luật chơi: Không chỉ nắm vững được cách chơi, các thuật ngữ này còn giúp bạn hiểu rõ được luật chơi Pickleball là như thế nào. Khi bạn hiểu sâu về các thuật ngữ như “reserver”, “lỗi giao bóng”, “khu vực phát bóng”, “lưới”, “vùng non-volley” và nhiều thuật ngữ khác, bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định chính xác trong trận đấu, từ đó giảm thiểu lỗi không đáng có và cải thiện kỹ năng chơi Pickleball của mình.
- Giao tiếp và phối hợp hiệu quả hơn khi đánh đôi: Đối với những người mới chơi, thì việc nắm vững được các thuật ngữ cơ bản là yếu tố quan trọng để tự tin giao tiếp với đồng đội, huấn luyện viên và cả đối thủ. Từ đó phối hợp ăn ý hơn, hiệu quả hơn và có thể kiểm soát được nhịp độ của trận đấu
- Nâng cao kỹ năng chơi: Khi bạn nắm vững rõ các thuật ngữ như forehand, backhand, volley, dropshot, hay lob, các bạn có thể áp dụng được một cách dễ dàng theo từng tình huống bóng khác nhau. Đồng thời nó còn giúp bạn thi đấu hiệu quả hơn, bất kể ở giải phong trào hay chuyên nghiệp.
Các thuật ngữ trong Pickleball trên đây đều là những thuật ngữ phổ biến mà chúng ta thường gặp khi chơi bộ môn này. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn phần nào về Pickleball để có thể chơi tốt và hiệu quả nhất.