Chuột rút khi chơi cầu lông: Nguyên nhân và cách phòng tránh

03-06-2024 16:17
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Chuột rút hay mọi người vẫn thường gọi là vọp bẻ là một trong những chấn thương phổ biến nhất  trong thể thao nói chung và cầu lông nói riêng. Chuột rút khi chơi cầu lông thường  xảy ra ở cơ vùng bắp chân,cơ đùi trước và sau, cơ cẳng chân, tiếp theo là cơ bụng, lưng, cánh tay, bàn tay.... gây co thắt cơ từng cơn và rất khó chịu. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chuột rút khi chơi cầu lông, nguyên nhân và cách phòng tránh.

Chuột rút là gì?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho người chơi không tiếp tục cử động được nữa. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Chuột rút sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang bơi dưới nước hay đang lái xe.

Dấu hiệu nhận biết:

– Dấu hiệu ban đầu có thể là rung cơ, cơ bị máy hoặc  bị co giật nhẹ.

– Dấu hiệu rõ ràng nhất là cảm giác đau cơ khiến người chơi không thể đứng được, phải ngồi bệt xuống sân. Nhìn vào vùng cơ bị đau thấy bắp thịt nổi phồng lên. Khi sờ bắp chân hay bắp đùi thấy cơ gồng cứng.

Nguyên nhân chuột rút

Chuột rút chủ yếu là do 2 nguyên nhân

– Cơ quá mỏi mệt do hoạt động với cường độ quá cao hoặc tập ở một tư thế quá lâu và nhiều nhất là do lâu ngày không vận động nên hệ thống tuần hoàn không cung cấp đủ oxy cho cơ bắp.

– Mất cân bằng điện giải trong cơ thể do mất nhiều nước trong quá trình tập luyện không cung cấp đủ nước trong khi mồ hôi ra quá nhiều. Và có thể cơ thể đang bị thiếu hụt một số nguyên tố vi lượng (can-xi, ka-li, vitamin, …).

Xem thêm: Chấn thương khớp vai trong cầu lông: Nguyên nhân và cách phòng tránh.

Cách xử lý khi bị chuột rút

Chuột rút được xem là một chấn thương khá phổ biến và nhiều người đã từng mắc phải.Thông thường thì chuột rút sau 5-10p thì sẽ khỏi tuy nhiên bạn đừng chủ quan khi bị chuột rút. Đối với những trường hợp nặng, chuột rút có thể xảy ra cả ở những cơ hô hấp và có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng do không thể thở được. Khi bị chuột rút chúng ta hãy xử lý như sau:

– Cần một người bạn hỗ trợ giãn cơ, duỗi thẳng chân, mũi bàn chân hướng lên trên, trong khi vẫn luôn giữ chân thẳng và ép sát sàn.Gót chân sẽ bị kéo dãn ra xa làm dãn gân cơ bắp chân.

– Xoa bóp nhẹ thêm vùng cơ bị co rút; dùng thêm các thuốc xịt lạnh hay chườm nóng giúp cơ mau dãn ra.

– Dừng tập luyện hay thi đấu ngay lập tức, ngồi nghỉ ở nơi thoáng khí, mát mẻ. Uống bù nước để cân bằng lại điện giải.

Phòng tránh chuột rút

– Cung cấp cho cở thể đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin B1, B5, B6 vì thiếu những vitamin này có thể dễ dẫn đến chuột rút khi vận động ở cường độ cao.

– Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi tập luyện giúp làm giản các cơ và ngăn ngừa chuột rút và chấn thương xảy ra

– Luôn giữ cơ thể ở trạng thái đủ nước tức là làm cân bằng lại tình trạng điện giải của cơ thể, qua đó làm ổn định cơ chế hoạt động cơ và thần kinh.

– Tập luyện hay thi đấu theo một cách hợp lý và luôn giữ bắp chân ở trạng thái luôn thả lỏng. Không nên tập quá cường độ và với một tư thế quá lâu. Nếu bạn đã thấy cơ bị run nên dừng ngay cuộc chơi, dùng các biện pháp massge nhẹ.

– Thả lỏng cơ thể và giản cơ sau khi thi tập luyện và thi đấu giúp cơ thể hồi phục trở lại. Những động tác kéo dãn cơ nhẹ nhàng, không chỉ giúp phòng chống chuột rút mà còn tốt cho hệ tim mạch và hô hấp.

Xem thêm: Shop bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng