Đổ mồ hôi khi luyện tập và thi đấu cầu lông: Lợi ích và cách hạn chế
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Trong tập luyện và thi đấu cầu lông thì không ai tránh khỏi việc cơ thể tiết ra mồ hôi. Việc đổ mồ hôi quá nhiều cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và có thể làm bạn ái ngại, ảnh hưởng đến quá trình luyện tập của bạn. Tuy nhiên, việc đổ mồ hôi cũng sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như làm mát cơ thể, thải chất độc. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề đổ mồ hôi khi luyện tập và thi đấu cầu lông, lợi ích và cách hạn chế như thế nào?
Nguyên nhân khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi
Khi tập luyện cũng như thi đấu, cơ thể sản sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng lên. Theo những phản ứng sinh học trong cơ thể thì não bộ sẽ yêu cầu tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn để giúp cân bằng nhiệt. Khi mồ hôi được bốc hơi hoặc chuyển thành hơi nước trong không khí, nó sẽ tạo ra hiệu ứng làm mát trên cơ thể.
Nếu bạn đổ mồ hôi quá mức mà không thể tự kiểm soát được, rất có thể bạn đang mắc chứng tăng tiết mồ hôi hoặc là do rối loạn hệ thần kinh thực vật và một số hoạt động mạnh như tập thể dục, uống rượu bia, cafe... Tình trạng này thường xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân, nách và trên khuôn mặt.
1. Lợi ích của việc ra mồ hôi
Làm mát cơ thể
Ra mồ hồi là phản ứng của cơ thể giúp cân bằng nhiệt độ, làm mát cơ thể khi ta luyện tập cũng như thi đấu, cơ thể nóng lên. Khi mồ hôi nằm trên bề mặt da và bắt đầu bốc hơi, nó sẽ làm mát cơ thể.
Thải chất độc
Luyện tập để chủ động ra mồ hồi có thể gia tăng quá trình lưu thông trao đổi chất trong cơ thể, giúp bài tiết các chất độc tích tụ trong cơ thể như: Axit lactic, ure, amoniac.
Giúp cho da khỏe đẹp
Mồ hôi cũng giúp thông các lỗ chân lông từ đó giúp da sáng sủa và mịn màng. Mồ hôi đổ ra nhiều cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và làm giảm những tác động làm tổn thương tới da.
Chống nhiễm trùng và tăng cường miễn dịch
Trong mồ hôi có chứa nitrite, khi lên đến bề mặt da, chất này chuyển thành oxit nitric, một loại khí mạnh với những đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm phổ rộng. Ngoài ra, mồ hôi cũng chứa một hoạt chất kháng sinh tự nhiên gọi là Dermicidin giúp diệt khuẩn sống trên bề mặt da.
Khi ra mồ hôi,vừa kích thích hoạt động trao đổi chất, vừa tăng cường hệ thống miễn dịch. Vì thế, một trong những giải pháp đối phó với cảm lạnh, nhiễm trùng hoặc bệnh cúm là hãy làm sao đó để toát mồ hôi ra.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho người chơi cầu lông.
Giảm huyết áp và giảm đau
Khi vận động ra mồ hôi, nó sẽ giúp giãn nở mao mạch, giúp máu lưu thông đều đặn và tăng thêm tính đàn hồi cho thành động mạch làm giảm huyết áp. Bên cạnh đó khi giản nở mạch máu thì sẽ giúp làm dịu cơn đau và đẩy nhanh quá trình làm lành sự bong gân, chứng viêm túi thanh mạc và đau khớp..
Tăng cường tiêu hóa
Khi mồ hôi không toát ra được thì khí huyết sẽ vận hành chậm từ đó mà ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm cho bạn cảm thấy ăn không ngon miệng và khó tiêu. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến tinh thần và ngủ không ngon giấc.
Giảm cân
Khi cơ thể toát mồ hôi, mỡ trong cơ thể sẽ bão hòa với nước và thoát ra khỏi cơ thể qua mồ hôi. Mồ hôi có thể tiêu hủy 300 calo mỗi tiếng đồng hồ.
2. Cách để hạn chế đổ mồ hôi khi luyện tập
Uống nhiều nước
Để tránh mồ hôi tiết ra quá nhiều, các bạn hãy uống khoảng 150 – 300 ml nước sau mỗi 15 phút tập luyện.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế thực ăn cay khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Thực phẩm nhiều dầu và chất béo cũng không giúp được gì vì chúng làm cơ thể giải phóng độc tố và chất thải đi qua mồ hôi, khiến mùi mồ hôi thêm tệ hơn. Uống cà phê hay thực phẩm có chứa nhiều caffeine cũng làm tăng quá trình đổ mồ hôi của cơ thể. Do vậy cần phải duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và nhiều vitamin sẽ giúp kiểm soát lượng mồ hôi.
Sử dụng trang phục tập luyện thích hợp
Trang phục rộng rải, thoát mát và tốt nhất là chọn đúng trang phục cầu lông cho phép bạn thoải mái hơn cũng như giúp da thoát nhiệt nhanh hơn. Một số loại bột talc hoặc chất chống mồ hôi bôi xoa bên ngoài da cũng là một cách để bạn hạn chế mồ hôi khi luyện tập.
Một số phương pháp trị mồ hôi bằng thuốc hoặc phẫu thuật
Đối với những trường hợp mồ hôi ra quá nhiều và không kiểm soát được do mắc bệnh tăng tiết mồ hôi thì chúng ta phải sử dụng đến thuốc hay phẩu thuật:
- Dùng chất chống mồ hôi dạng xịt, kem bôi: có thể mang lại hiệu quả tức thì, nhưng không có tác dụng giảm tiết mồ hôi dài hạn.
- Điện di ion: vô hiệu hóa tạm thời các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân khi sử dụng xung điện ở mức độ thấp.
- Tiêm botox: có thể tạm thời ức chế hoạt động của hạch giao cảm tại khu vực tiêm.
- Phẫu thuật cắt hạch thần kinh giao cảm vùng ngực để ngăn đổ mồ hôi tại nách và bàn tay, có hiệu quả trên 90% các trường hợp. Nhưng hạn chế của phương pháp là gây tăng tiết mồ hôi bù trừ ở các vị trí khác.
Xem thêm: Shop bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.
Có thể bạn sẽ thích
Chiến thuật đánh đôi nam trong cầu lông hiệu quả nhất
21-11-2024 04:17
5 cách giúp tăng lực đập cầu trong những cú Smash
22-11-2024 04:14
Động tác khởi động, thả lỏng khi chơi cầu lông
03-06-2024 10:53