4 kinh nghiệm đánh cầu lông đôi giúp người chơi đạt hiệu quả cao nhất
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Đa số người chơi cầu lông hiện này là người chơi phong trào, chơi để vui, khỏe và giải trí là mục đích chính. Và vì thế đánh đôi là hình thức khá phổ biến, thậm chí đánh ba. Dĩ nhiên chơi cho vui, cho khoẻ thì cũng chẳng quan trọng gì vấn đề thắng thua. Tuy nhiên nếu chú ý một chút, ta sẽ thấy cuộc chơi vui hơn, tăng khả năng cọ sát cũng như kinh nghiệm và kỹ thuật nếu tham gia đấu giải. Bài viết hôm hay sẽ chia sẽ về 4 kinh nghiệm đánh cầu lông đôi đạt hiệu quả cao nhất. Nếu có thêm vài kinh nghiệm khách các bạn có thể chi ta sẻ thêm nhé!
1. Khi bị tấn công bằng những cú smash
Khi bị tấn công bằng những cú Smash phần lớn bạn sẽ gặp khó khăn nếu là người mới chơi. Để thực hiện pha đỡ cầu khi bị tấn công bằng những pha smash bạn thực hiện như sau:
– Khi cầu được nâng lên, cầu cao thì hài người phải chọn vị trí sân để đứng,một người sân 1, một người sân 2, nên thỏa thuận trước với người đánh cặp với mình. Phải luôn có một người thủ nâng cầu cao, một người thủ bỏ lưới hoặc tạt lại cầu và thường là người đứng thấp hơn,
– Khi thủ thì cả hai hạ thấp trọng tâm, lưng hơi gập xuống để đảm bảo không bị mất trụ khi thủ, 2 chân giang rộng, đưa vành vợt ra ngang mặt, cổ tay giữ vợt không quá chặt,
2. Cách di chuyển và vị trí trên sân
– Khi giao cầu, người giao cầu phải chủ động bắt lưới, cầu chỉ cần ra ngang người mình thì hơi hạ người xuống thấp để người sau nhìn rõ đường cầu, tránh động tác thừa sẽ khiến người sau mất tập trung và bỏ cầu.
Xem thêm: 7 lỗi nhiều người chơi thường mắc phải trong đánh đôi.
– Chỉ di chuyển dọc sân nếu cầu được nâng cao, khi người sau đập mình phải chủ động chạy lên bám lưới, nếu thấy người sau phải đập 3 quả liền bạn phải chủ động lùi về cuối sân hỗ trợ, thấy cầu bổng nhiều thay phiên đập nhé, thấy người trên mà bỏ lưới không chạy được bạn cũng phải gắng bao lưới chút vì đánh đôi cầu nhanh và bất ngờ.
– Nếu đôi của bạn môt yếu một mạnh thì sẽ đứng trên lưới để người đánh tốt hơn bao sân còn nhiệm vụ của người yếu là bắt lưới còn đánh dọc sân, sân ai người ấy đánh chỉ khi hai bạn trình độ ngang nhau.
3. Luyện tập lực cổ tay, cổ chân và lực toàn thân
Phần lớn, mọi người chỉ hay tập trung vào phần tay, lực cổ tay để tăng sức mạnh đánh cầu. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ, cổ tay không phải tất cả sức mạnh để chơi cầu lông đâu, phải có cả lực từ chân, hông, ngực, hít thở, bả vai, cẳng tay…
– Có rất nhiều cách tập cổ tay rất tốt và rất được nhiều người áp dụng. Đơn giản và kinh tế nhất thì nhồi cát vào chai bia rồi xoay hình số 8 mỗi ngày đều đều 100 vòng sau 1 tháng bạn sẽ có cảm giác khác 1 chút. Hoặc có điều kiện thì các bạn nên mua dụng cụ tập cố tay Power Ball cũng tương đối rẻ. Dụng cụ này không những tập cổ tay mà càng tập cả cánh tay và vai rất hữu ích.
4. Đập cầu rất hay bị cạch vào khung
– Đập cầu cạch khung, nguyên nhân chính là do các bạn nhảy quá sớm, đập cầu phải kết hợp nhiều yếu tố và sự bình tĩnh. Cầu trước mặt tầm 30 cm đập là ổn nhất, không bị rúc và cũng không bay ra ngoài đâu.
– Khi đập cầu phải gập cổ tay và không nên quá tập trung vào quả cầu mà phải chú ý bước di chuyển của đối thủ.
– Do cảm giác cầu chưa tốt, chưa cảm giác được vị trí rơi cầu cũng như là điểm đón cầu ở trên không và cách di chuyển 1 phần chưa được hoàn thiện.
Để khắc phục nên tập cách di chuyển đánh đôi, đơn thật nhuần nhuyễn khi không có cầu và vợt. Sao khi nhuần nguyễn rồi thì chuyển sang tập đánh những quả mà bạn hay bị cạch.
Con đường đi đến sự thành công không có gì ngoài sự tập luyện và không ngừng học hỏi. Hãy luyện tập không ngừng rồi các bạn sẽ có được thành quả xứng đáng.
Xem thêm: Shop bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.
Có thể bạn sẽ thích
Chiến thuật đánh đôi nam trong cầu lông hiệu quả nhất
21-11-2024 04:17
5 cách giúp tăng lực đập cầu trong những cú Smash
22-11-2023 04:14
Động tác khởi động, thả lỏng khi chơi cầu lông
03-06-2024 10:53
Kỹ thuật đánh cầu lông thấp tay cơ bản
10-10-2024 13:58