Thùy dung tennis - nữ hoàng làng banh nỉ đa tài

06-06-2024 13:46
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Trong giới thể thao, có rất nhiều vận động viên vừa nổi tiếng lại đa tài, trong đó không thể không kể đến Nguyễn Thùy Dung - "nữ hoàng quần vợt". Cùng ShopVNB tìm hiểu về Thùy Dung tennis và sự nghiệp đầy thăng trầm cũng như những ngã rẽ cuộc đời của cô.

Đôi nét về Nguyễn Thùy Dung tennis.

Nguyễn Thùy Dung sinh ngày 6-8-1987 (36 tuổi) sinh ra tại Thành phố Hà Nội, Cô trưởng thành trong một gia đình có điều kiện, bố mẹ là doanh nhân. Thùy Dung theo đuổi nghiệp quần vợt đỉnh cao từ nhỏ và từng vươn lên trở thành tay vợt nữ số một Việt Nam trong giai đoạn 2006-2009. Nguyễn Thùy Dung từ "nữ hoàng quần vợt" trở thành bà chủ tỷ phú, bỏ sân golf làm MC truyền hình. Công việc chính của Thùy Dung hiện tại là BTV dẫn chương trình của Ban thể thao, Đài truyền hình Việt Nam. Nghề tay trái là kinh doanh hệ thống nhà Airbnb cho khách du lịch thuê, một dạng nhà Homestay. Công việc khá bận rộn nhưng Thùy Dung yêu thích cả 2 công việc này vì phù hợp với kiến thức, khả năng của chị.
Nữ hoàng quần vợt Thùy Dung giải nghệ sớm khi mới 23 tuổi. Sau đó, Thùy Dung tennis chuyển sang kinh doanh. Cựu tay vợt nữ số 1 Việt nam còn bén duyên và suýt theo golf chuyên nghiệp.

Thời gian gần đây, khán giả bất ngờ thấy Thùy Dung xuất hiện trên truyền hình với tư cách MC. Thùy Dung tham gia không phải khách mời mà trở thành MC chính của VTV. Từ khi còn là ngôi sao quần vợt vừa duyên dáng vừa xinh đẹp, Thùy Dung đã là khách mời quen thuộc trên truyền hình. Ngoài yếu tố chuyên môn, Thùy Dung còn có nhiều tố chất phù hợp với truyền hình. Vì vậy, Trung tâm sản xuất các chương trình thể thao của VTV đã chính thức đưa ra lời mời Thùy Dung làm MC của đài. Là người ưa thử thách và khám phá, Thùy Dung lập tức đồng ý. Chị coi đây là cuộc thử sức, nếu không đạt và phù hợp sẽ tự xin rút lui. Thùy Dung thu xếp việc kinh doanh, bỏ hẳn chơi golf để tập trung tối đa làm MC kiêm biên tập viên.

Có sẵn kiến thức thể thao, quen thuộc trên truyền hình và cả ngoại hình lẫn giọng nói nhưng sự nhập cuộc của Thùy Dung không dễ dàng chút nào. Có rất nhiều điều mới Thùy Dung phải làm quen như sự chặt chẽ về thời gian, quy trình sản xuất hay các kỹ năng, đặc thù của truyền hình. Ngày nào Thùy Dung tennis cũng làm việc từ sáng sớm đến tận tối mịt, hết ở trường quay lại xuống hiện trường, về nhà còn tranh thủ xem thêm truyền hình nước ngoài, đọc thêm sách báo tham khảo. Chỉ mất một thời gian ngắn, Thùy Dung tennis khẳng định được tài năng của mình. Các chương trình do Thùy Dung biên tập đều đặn lên sóng, có dấu ấn riêng. Hiện tại, Thùy Dung đã là nhân lực cứng, có nét riêng khiến nhà đài hoàn toàn yên tâm.
Do phải ưu tiên tối đa cho công việc ở đài truyền hình nên MC Thùy Dung luôn phải căng sức và thu xếp thật hợp lý để vẹn cả đôi đường. May mắn việc kinh doanh đã đi vào nền nếp nên Thùy Dung có thể chỉ đạo từ xa, tranh thủ giải quyết công việc vào buổi tối.
Gắn bó với bản tin thể thao đã lâu nhưng đến khi tham gia "Cuộc đua kỳ thú" Thùy Dung mới được khán giả biết đến nhiều hơn. Chị được yêu mến bởi tính cách mạnh mẽ, sự kiên cường và sống hết mình với đồng đội và các thử thách. Thùy Dung là đồng đội cùng diễn viên Nhan Phúc Vinh.

Sự nghiệp của Thùy dung tennis

Ở đỉnh cao sự nghiệp, Thùy Dung từng giành 4 chức vô địch quốc gia liên tiếp từ 2006 tới 2009. Cô giành ngôi vô địch giải Roy Emerson tại Mỹ, 3 lần vào tới bán kết các giải chuyên nghiệp WTA. Thùy Dung cũng là tay vợt nữ Việt Nam có thứ hạng cao nhất trong lịch sử (612 thế giới).

Thùy Dung dính một chấn thương và sau đó tuyên bố giải nghệ ở tuổi 23. Cuộc chia tay sớm của cô khiến làng quần vợt Việt Nam ngỡ ngàng bởi Thùy Dung còn rất trẻ, có thể tiến xa hơn nữa trên con đường tennis chuyên nghiệp.

Chia sẻ về quyết định chia tay ngày ấy, Thùy Dung bảo cô không còn nhiều cơ hội và thời gian để vươn tới đẳng cấp hàng đầu trong quần vợt. Cô gái xinh đẹp của tennis Việt Nam quyết định chuyển sang chơi golf và bắt đầu lao vào kinh doanh như truyền thống của gia đình.

Năm 2013, Thùy Dung tham gia chương trình Cuộc đua kỳ thú với vai trò người chơi. Bắt đầu từ đây, cô có hứng thú với truyền hình và muốn thử sức trong lĩnh vực mới. Khoảng năm 2015, Thùy Dung gia nhập VTV và đã có gần 3 năm làm việc tại đài. Công việc của cô là biên tập viên và dẫn chương trình thể thao.

Đầu năm 2018, Thùy Dung tennis quyết định chia tay VTV và thử sức mình tại K+. Thùy Dung nói: “Chuyển sang cơ quan mới, tôi sẽ tập trung sức mình, chuyên làm về tennis và golf. Mục tiêu của tôi trong năm 2018 là trở thành một MC thể thao, bình luận viên hàng đầu. Tôi muốn rằng khi nhắc tới golf và tennis, mọi người lập tức nhớ đến mình”.

MC sinh năm 1987 có thể nói được 3 thứ tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Thái. Khoảng thời gian tập luyện tại Mỹ giúp cô hiểu biết về thể thao chuyên nghiệp và những khắc nghiệt của nó. Thùy Dung hy vọng những kiến thức và trải nghiệm của cô sẽ giúp công chúng hiểu rõ hơn về golf và tennis chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Đối thoại cùng Thùy Dung tennis về cuộc đời và những quyết định của cô.

 - Chào Thuỳ Dung, chị có thể chia sẻ về quyết định nói lời chia tay với tennis?

Lúc tôi bắt đầu có dự định chia tay sự nghiệp quần vợt là năm 2009, tuy nhiên, sau đó gia đình tôi muốn tôi thi đấu thêm một năm nữa. Thực sự từ năm 2009, tôi đã bắt đầu với công việc kinh doanh. Đó là quãng thời gian tôi nhận ra mình ở đâu trong làng quần vợt - tôi đang không nói trong phạm vi Việt Nam... Tôi bắt đầu khá muộn và nếu cứ tiếp tục theo đuổi tennis, tôi sẽ tự bỏ lỡ cơ hội, thời giờ, tiền bạc. Và tôi đã đưa ra quyết định cuối cùng là dừng lại.

- Chị từng cho rằng "tennis là một cuộc chơi", tuy nhiên, rõ ràng trong cuộc chơi này, ít nhiều chị cũng đã là người chiến thắng khi có quãng thời gian chị là tay vợt nữ số một Việt Nam. Chị có cảm thấy tiếc nuối với quyết định rẽ ngang?

Thực ra tôi gọi nó là cuộc chơi để tự giảm bớt áp lực cho mình. Khi thi đấu tennis hay bất cứ môn thể thao nào khác đi chăng nữa, việc tự tạo áp lực phải thắng cho bản thân sẽ khiến bạn bị chùn lại. Khi bạn nghĩ rằng đó là một cuộc chơi để bạn có thể thỏa sức vùng vẫy trong đó, tâm trí bạn sẽ được giải phóng hơn.

Từng có lúc, tôi nghĩ rằng quần vợt sẽ là sự nghiệp của mình. Không nuối tiếc sao được khi từ bỏ thói quen đã gắn với bản thân nhiều năm trời. Tennis đã cho tôi rất nhiều thứ nhưng cái gì cũng có hai mặt. Nếu tôi cứ tiếp tục thi đấu đến thời điểm hiện tại, có thể, tôi sẽ giành thêm được một vài chức vô địch Việt Nam nữa. Tuy nhiên, để giữ được phong độ đó, tôi cũng sẽ phải đầu tư rất nhiều để tập luyện hay cho những chuyến tập huấn nước ngoài. Trong khi đó, tennis không thực sự đem lại nguồn thu kinh tế cho tôi. Tôi đã sợ rằng mình sẽ phải hối hận khi nhận ra bản thân đã quá già để bắt đầu điều gì khác. Khi tôi quyết định nghỉ tennis, đó là quyết định chín chắn.

- Một tay vợt đỉnh cao lại sớm từ giã sự nghiệp và rẽ ngang để hoạt động ở những lĩnh vực khác, chị có cho rằng mình là "tiền lệ xấu" cho các lứa VĐV quần vợt sau này không?

Quyết định của Thùy Dung tennis không phản ánh rằng chơi quần vợt, đầu tư vào quần vợt là đi vào ngõ cụt. Đã là đầu tư rõ ràng phải có rủi ro. Điều quan trọng nhất vẫn là khả năng của bạn tới đâu. Ví dụ như hiện tại làng quần vợt Việt Nam có Lý Hoàng Nam đang thi đấu rất xuất sắc và chẳng ai biết trong tương lai thành tích của em sẽ còn tốt đến mức nào.

Ví dụ khác hơn đi, nếu bạn chơi tennis tốt, có thể, bạn không kiếm được nhiều tiền từ nó, tuy nhiên, bạn lại có thể kiếm được học bổng từ các trường Đại học danh tiếng trên thế giới thì sao? Vậy là gia đình bạn đã đầu tư đúng chỗ rồi phải không?

Hơn nữa, bản thân tôi nghĩ rằng không cần thiết phải chơi quần vợt chuyên nghiệp mới có thể gọi là cống hiến cho quần vợt. Tôi đã dành tuổi trẻ của mình cho môn thể thao này và nó sẽ là kinh nghiệm, là cái vốn mà không phải ai cũng có được. Sau này, tôi có thể tận dụng những gì mình biết được từ tennis để làm những thứ khác nữa. Thùy Dung tennis từng chia sẻ với báo chí về việc mở học viện đào tạo tennis trẻ, để quần vợt Việt Nam có thể phát triển hơn. Tôi vẫn luôn ấp ủ dự định này tuy nhiên đây không phải là công việc tôi có thể làm được một mình. Có rất nhiều vấn đề liên quan từ cơ sở vật chất, nguồn vốn cho đến nhà đầu tư…

Xem thêm: Truyền cảm hứng với hành trình vươn ra tầm quốc tế của tay vợt Lý Hoàng Nam tennis

- Khi bắt đầu, chị thấy truyền hình khác tennis thế nào?

Khác nhiều lắm, tennis là môn thể thao cá nhân. Tôi tự nhận mình là người háo thắng, người thích chinh phục. Thực ra, chính quần vợt đã ảnh hưởng phần nào tới tính cách của tôi. Tuy nhiên, truyền hình lại không phải lĩnh vực có thể làm việc một cách đơn thương độc mã như vậy.

Thời gian đầu làm việc, tôi cho rằng mình vẫn mang chủ nghĩa cá nhân, rằng một mình tôi phải làm được một sản phẩm tốt nhất mà không cần tới sự giúp đỡ của ai cả. Dần dần, tôi phải tự thích nghi hơn với công việc mới này.

- Chị gọi tennis là một cuộc chơi, vậy chị có thể dùng từ nào để nói về truyền hình?

Lúc trước, Thùy Dung tennis chưa từng phải lo về chuyện cơm áo gạo tiền nên có thể suy nghĩ của tôi khác. Hiện tại, tôi là một người trưởng thành và với tôi, truyền hình không phải là một cuộc chơi mà nó giống như một sân đấu. Tôi sẽ phải cố gắng hết khả năng của mình để có thể tồn tại trong ngành khắc nghiệt này.

- Ở một khía cạnh nào đó, chị đã là người chiến thắng ở môn tennis, tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền hình, chị vẫn còn là người mới và lại là tay ngang. Tại sao chị lại cho rằng mình có thể thành công ở truyền hình và xem đây là lĩnh vực để đi đường dài với nó?

Tôi nghĩ bất cứ sự nỗ lực nào cũng đều cần có quá trình trước khi nó cho chúng ta thấy thành quả của bản thân ra sao. Một vài năm chưa phải là quãng thời gian dài đủ để nói lên điều gì. Khi tôi có chức vô địch quần vợt Việt Nam đầu tiên, để mọi người có thể biết đến tên tôi, tôi cũng mất 5 năm miệt mài tập luyện. Đó không phải thành công tự nhiên mà có. Trong quãng thời gian 5 năm ấy, tôi cũng phải trầy da tróc vẩy, từng thất bại, từng khóc lóc đau đớn vì thất bại.

Và đối với truyền hình, câu chuyện có thể sẽ còn kéo dài hơn. Thể thao là vấn đề thành tích còn truyền hình không có thắng, có thua, không có điểm số để đánh giá chính xác nhất.

Hơn nữa, tôi cho rằng làm bất cứ việc gì cũng cần tới cái duyên. Ví như trong thi đấu thể thao, có thể bạn chơi rất hay, nhưng khi bước vào tranh giải, bạn có thể gặp yếu tố sức khỏe và rồi phải thất bại chẳng hạn. Với truyền hình, tôi vẫn đang chờ đợi cái duyên của mình.

- Không ít người lựa chọn việc dừng lại khi còn đang trên đỉnh vinh quang và câu chuyện của chị với môn tennis cũng như vậy. Liệu chị có từng nghĩ rằng khi mình đạt được một thành quả nhất định nào đó trong lĩnh vực truyền hình, chị cũng sẽ dừng lại?

Tôi sẽ không từ bỏ truyền hình theo kiểu gạt sang một bên hay không làm gì liên quan tới truyền hình nữa. Thùy Dung tennis sẽ vẫn gắn bó - có thể bằng cách này hay cách khác. Truyền hình cho tôi cơ hội được thể hiện quan điểm của bản thân nhiều hơn khi thi đấu thể thao. Có rất nhiều người hiểu sai về quần vợt chuyên nghiệp và tôi, một người từng có trải nghiệm thực tế, muốn nói cho mọi người biết, thật sự môn thể thao này như thế nào.

- Quả thực là trên thế giới, việc những VĐV đỉnh cao sau khi giải nghệ rẽ ngang sang công tác trong ngành báo chí – truyền thông với vai trò chuyên gia không thiếu. Việc chị bén duyên với truyền hình có bắt nguồn từ hình mẫu nào đi trước?

Tôi có thấy trên thế giới nhiều VĐV đỉnh cao chuyển sang công tác trong ngành báo chí – truyền thông và đều làm rất tốt công việc hiện nay. Đó cũng là tham vọng của tôi khi lấn sân sang lĩnh vực này.

Tham vọng của tôi là trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực thế mạnh - tennis. Tôi muốn đến một lúc nào đó, ở Việt Nam, khi nhắc tới những chương trình truyền hình về tennis là nhắc tới Thùy Dung.

Những thông tin bổ ích trên giúp chúng ta hiểu hơn về những quyết định cũng như con đường mà cựu tay vợt số 1 nước nhà Thùy Dung tennis lựa chọn.

Xem thêm các mẫu vợt tennis mới nhất thị trường tại ShopVNB.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng