Các yếu tố hình thành nên một sân tennis chuẩn
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Tennis là môn thể thao rất được yêu mến và ưu chuộng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Một trong những kiến thức cơ bản đầu tiên cần biết khi làm quen với tennis là sân tennis. Vậy, một sân tennis chuẩn là như thế nào và cần những yếu tố nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
QUY CHUẨN VỀ KÍCH THƯỚC VÀ CÁCH BỐ TRÍ SÂN TENNIS CHUẨN
Sân tennis là một khu vực bề mặt phẳng, hình chữ nhật có kích thước chiều dài sân là 23,77 m và chiều rộng là 8,23 m với trận đánh đơn và 10,97 m cho trận đánh đôi. Lưới được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đường biên, chia đều 2 bên. Sân tennis chuẩn có chiều cao lưới 914 mm ở giữa và 1,07 m ở 2 cột lưới.
Cột lưới của sân tennis chuẩn là hình tròn hoặc hình vuông. Nếu tròn thì có đường kính 15cm còn vuông thì có chiều dài cạnh 15cm. Cột lưới cao hơn mép trên của lưới tối đa 2,5m, tâm cột đặt cách mép ngoài đường biên dọc mỗi bên 0,914m. Cuối 2 bên là đường biên ngang, hai bên mép là đường biên dọc, kẻ đường giao bóng song song hai bên lưới cách lưới 6,4m.
Đường kẻ giới hạn sân tennis chuẩn là đường kẻ để phát bóng ở chính giữa rộng 5cm trong khoảng sân giữa lưới và đường giao bóng. Ở chính giữa đường biên ngang kẻ một vạch mốc giao bóng rộng 5cm, dài 10cm, vuông góc với đường cuối sân và hướng vào mặt trong sân.
CÁC LOẠI SÂN TENNIS CHUẨN
Sân tennis có mấy loại?
Có 3 loại sân tennis: sân đất nện, sân cỏ và sân cứng. Tùy vào nguyên liệu làm bề mặt sân, mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nảy của bóng khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến người chơi.
- Sân đất nện: nền sân được làm bằng đá hay gạch nghiền nát. Loại sân này làm cho bóng nảy chậm và lên cao, sân này thích hợp cho các tay vợt thích đứng cuối sân thay vì lên lưới và phải có nhiều kiên nhẫn vì một điểm đánh chậm và lâu. Ở sân đất nện, sau khi bóng chạm đất sẽ mất đi 44% vận tốc ban đầu và là mặt sân có tốc độ bóng chậm nhất. Đa số các sân tennis đất nện là ở Châu Âu và Nam Mỹ.
- Sân cỏ: là loại sân được trồng bằng cỏ, Trên sân cỏ, bóng bay nhanh nhưng có độ nảy thấp và không đều. Vì thế nó thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới.
- Sân cứng: loại sân này có nhiều kiểu khác nhau, có thể nó chỉ đơn giản là sân xi măng hay nó được làm bởi nhiều lớp cao su mỏng trộn với cát rồi làm nhẵn. Ưu điểm của loại sân tennis chuẩn này là làm cho bóng bay nhanh, có độ nảy cao và đều. Mặt sân cứng có độ ma sát ít nên tốc độ duy trì ở mức cao, vận tốc bóng được duy trì ở mức cao nhất so với vận tốc ban đầu. Thường thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới. Nhưng người ta cũng có thể làm chậm tốc độ bóng hơn bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn hay mềm hơn.
Khám phá các loại mặt sân tennis và sự khác nhau giữa chúng
Các loại mặt sân tennis hiện nay gồm những gì? Các loại sân này có điểm gì khác biệt với nhau? Vì sao mọi người lại thích chơi ở sân cỏ nhân tạo?
Những điểm khác biệt của các loại mặt sân tennis
Trong tennis, các loại mặt sân tennis phổ biến là: sân đất nện, sân cứng tiêu chuẩn và sân cỏ. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn mặt sân phù hợp để chơi vì có người chơi tốt ở sân này nhưng lại chơi không tốt ở sân kia. Vậy điểm khác biệt của các loại mặt sân tennis là gì?
Chất liệu của 1 sân tennis chuẩn
- Với sân đất nện, vật liệu sử dụng là gạch vụn, đá vụn hoặc đá phiến sét cho mặt sân màu đỏ.
- Sân cứng được làm từ vật liệu chính là nhựa đường.
- Sân cỏ có đặc trưng là cỏ được trồng trên nền đất phù sa hoặc cũng có thể sử dụng cỏ nhân tạo.
Độ nảy của bóng trên mặt sân tennis chuẩn
Trong tennis, độ nảy bóng rất quan trọng và cần điều chỉnh cách chơi cho phù hợp, nếu không thích nghi được trên sân sẽ khó giành chiến thắng.
- Mặt cỏ trơn thì bóng chạm đất thường trượt đi khá nhanh, ít khi bay cao quá đầu gối
- Với sân cứng, bóng nảy cao, đều để tạo cơ hội cho người chơi tạo ra các kỹ thuật giao bóng tốt
- Với sân đất nện, bóng đi chậm nhưng lại tạo được độ nảy cao hơn hẳn sân cỏ
Tốc độ của bóng trên mặt sân tennis chuẩn
Sân tennis có tốc độ bóng chậm chất là sân đất nện, sau khi bóng chạm đất sẽ mất đi khoảng 40% vận tốc ban đầu. Với sân cỏ thì bóng bay nhanh hơn, tốc độ chỉ mất khi khoảng 30% vận tốc ban đầu sau khi bóng chạm đất. Còn với sân cứng, độ ma sát ít nên tốc độ sẽ duy trì ở mức cao, vận tốc bóng được duy trì ở mức cao nhất so với vận tốc ban đầu.
Chi phí xây dựng và bảo trì
Sau một thời gian sử dụng, các loại sân tennis đều cần phải bảo trì và xây dựng thêm. Cụ thể:
- Loại sân tốn ít chi phí nhất chính là sân đất nện
- Còn với sân cứng thì gồm 2 loại: thuần chủng và tổng hợp. Giá xây dựng phụ thuộc vào mặt sân và mức độ kiên cố.
Về việc bảo quản thì bởi tính chất của mỗi mặt sân là khác nhau nên cách bảo quản cũng khác nhau. Việc bảo trì sân cỏ là khó khăn nhất trong 3 loại mặt sân kể trên. Cho nên, sân cỏ hiện đang dần trở nên hiếm hơn.
Xem thêm: Khám phá nét đặc trưng của các mặt sân tennis
Lợi ích của sân tennis bằng cỏ nhân tạo
Trong số các loại mặt sân tennis chuẩn thì sân cỏ được nhiều người thích và lựa chọn nhiều. Có 2 loại sân cỏ là: sân cỏ tự nhiên và sân cỏ nhân tạo. Trong đó, sân cỏ nhân tạo được xem là sự lựa chọn tối ưu cho mọi người. Những ưu điểm của loại sân cỏ này phải kể đến như:
Dễ dàng lắp đặt
Với cỏ nhân tạo, quá trình lắp đặt sẽ rất nhanh chóng. Mặt bằng đã được thi công hoàn thiện thì chỉ cần trải thảm cỏ ra rồi ghép nối các thảm với nhau. Quá trình thi công này cũng không mất quá nhiều thời gian.
Có tính đàn hồi, tính năng đệm và giữ lực tốt
Một đặc tính nổi bật của sân cỏ nhân tạo chính là tính đàn hồi tốt, có tính năng đệm và giữ lực tốt. Điều này giúp làm giảm tác động đến phần eo, khớp gối, mắt cá chân của người chơi. Khi chơi, các chấn thương cũng được hạn chế tối đa, thời gian phục hồi chấn thương nhanh hơn.
Khả năng thoát nước tốt
Trên thảm cỏ nhân tạo có các lỗ thoát nước để hỗ trợ thoát nước nhanh chóng, tránh nước bị ứ đọng trên sân gây trơn trượt, nguy hiểm cho người chơi. Sân này cũng giảm ảnh hưởng xấu của thời tiết để người chơi an toàn hơn.
Sân tennis có mái che
Hiện nay đời sống của con người ngày càng được nâng cao kéo theo nhu cầu vui chơi giải trí cũng trở nên quan trọng hơn. Với những không gian vui chơi ngoài trời, nếu như không được che phủ bằng một loại mái nào đó thì chắc chắn sẽ ít có người tìm đến, và sân tennis cũng vậy. Với một sân tennis có mái che thì chắc chắn lượt khách đến thăm sẽ ngày càng tăng cao bởi chúng an toàn hơn so với những loại sân không được che chắn.
Tại sao nên làm sân tennis có mái che?
Thời tiết ngày càng trở nên nóng nực, thỉnh thoảng kèm theo những cơn mưa bất chợt khiến cho việc đầu tư làm một mái che cho sân tennis đã được ưa chuộng nhiều hơn. Mái che cho sân tennis cũng cần có kích thước như một sân tennis bình thường hoặc nếu như đã có sân tennis sẵn thì mái che cần phải có kích thước giống hệt.
Khi làm sân tennis có mái che, chúng sẽ có khả năng chống lại mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất bao gồm:
- Mang đến sự thoải mái, không gây ngột ngạt vào mùa hè
- Không cần sử dụng đèn chiếu sáng vào ban ngày
- Khung sườn không bị rỉ sét
- Tuổi thọ của bạt mái che cao
- Mang đến kiến trúc mỹ quan đẹp mắt
Một số địa điểm Sân Tennis Có mái che TPHCM: Sân tennis TT TDTT Thành Long, Sân tennis KDL Thành Trung, Sân tennis khu du lịch Văn Thánh,...
Một số địa điểm Sân Tennis Có mái che ở Hà Nội: Sân tennis Võ Thị Sáu, Sân Tennis 361, Sân Tennis Sân Khúc Hạo,...
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về sân tennis chuẩn, các loại mặt sân tennis và lợi ích của sân tennis nhân tạo đễ tìm cho mình những địa điểm chơi tennis thích hợp.
Xem thêm các mẫu vợt tennis mới nhất thị trường tại ShopVNB.
Có thể bạn sẽ thích
Những chiến thuật tennis đơn và đôi phổ biến
21-06-2024 13:45
Khám phá nét đặc trưng của các mặt sân tennis
06-02-2024 11:29
Top 5 sân tennis quận 10 chất lượng và uy tín
22-08-2024 13:56
Những địa điểm cho thuê sân tennis uy tín hiện nay
28-06-2024 13:48
Hướng dẫn cách chọn giày tennis phù hợp với bản thân
07-07-2024 08:37