Kỹ thuật cầu lông cơ bản: Kỹ thuật đỡ giao cầu

08-12-2023 02:48
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 62 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Trong luyện tập và thi đấu cầu lông thì giao cầu và đỡ giao cầu là 2 kỹ thuật rất quan trọng. Nếu như nói giao cầu tốt là sự khởi đầu đi tới thắng lợi, vậy thì cũng có thể nói đỡ giao cầu tốt là bước thứ nhất đi tới thắng lợi. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật cầu lông cơ bản, kỹ thuật đỡ giao cầu.

1. Đỡ giao cầu trong cầu lông

Đỡ giao cầu trong cầu lông là thực hiện pha đánh trả cầu từ đối phương giao sang. Đỡ giao cầu cũng giống như giao cầu, đều là kỹ thuật cơ bản nhất của môn cầu lông và đều có tác dụng quan trọng như nhau. Bên giao cầu lợi dụng cách giao cầu biến hoá đa dạng để làm rối loạn thế trận đỡ giao cầu, nhằm giành quyền chủ động. Còn bên đỡ giao cầu lại thông qua đỡ giao cầu đa dạng để phá vỡ ý đồ chiến thuật của bên giao cầu. Vì vậy, đối với người mới học môn cầu lông, thì đỡ giao cầu là kỹ thuật không thể coi nhẹ.

2. Vị trí và tư thế đứng

Trong cầu lông thì bất kì kỹ thuật nào, muốn thực hiện một cách tốt nhất thì phải có một vị trí đứng hợp lý nhất.

Vị trí đứng trong đánh đơn

– Vị trí đứng trong đánh đơn hợp lý nhất là cách đường giao cầu gần 1.5m. Ở khu vực đỡ giao cầu bên phải thì đứng gần với đường trung tâm, ở khu vực giao cầu bên trái thì đứng vào giữa. Chủ yếu là đề phòng đối phương trực tiếp tấn công phía bên trái tay.

– Tư thế đứng thì chân trái ở trước chân phải ở sau, hai gối hơi khuỵu, hóp bụng và ngực, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, gót của bàn chân sau hơi kiễng, một bên của thân người hướng về lưới, vợt đưa về trước thân, hai mắt nhìn chăm chú vào đối phương.

Vị trí đứng trong đánh đôi

– Khu vực giao cầu trong đánh đôi ngắn hơn khu vực giao cầu của đánh đơn là 0.76m, nên giao cầu trong đánh đôi kiểu cao sâu dễ bị đối phương đập vụt. Vì thế giao cầu trong đánh đôi thường sử dụng kỹ thuật giao cầu sát lưới làm chính nên. Khi bên giao cầu đã giao cầu sát lưới thì khi đỡ giao cầu cần đứng ở vị trí gần với đường giao cầu gần.

– Đứng ở tư thế chuẩn bị cơ bản giống với tư thế chuẩn bị đỡ giao cầu của đánh đơn, chỉ có điểm hơi khác là thân người ngả ra trước lớn hơn, trọng tâm cơ thể có thể tùy ý muốn đặt lên chân nào cũng được, vợt có thể giơ lên hơi cao một chút. Điểm đánh cầu là vào lúc cầu bay sang đang có độ cao nhất thì tranh thủ chủ động đánh cầu. Nhưng cũng cần chú ý đề phòng khu vực sân bên phải đối phương giao cầu nhanh ngang bằng tấn công vào phía trái tay.

Xem thêm: Những nguyên tắc cơ bản trong môn cầu lông mà nhiều người chưa biết.

3. Kỹ thuật đỡ giao cầu

– Nếu đối phương giao cầu cao sâu hoặc cao nhanh, có thể dùng cách đánh cao sâu, treo cầu hoặc đập vụt để đánh trả. Nói chung đỡ giao cầu cao sâu là một cơ hội tấn công, nếu đánh trả tốt sẽ dễ giành được quyền chủ động.

– Nếu cầu đối phương giao sang là cầu sát lưới có thể dùng cách đánh trả cầu bằng đường cầu cao sâu, bỏ nhỏ sát lưới, đẩy cầu ngang. Nếu như chất lượng giao cầu của đối phương không tốt, cũng có thể đánh trả bằng vỗ cầu. Điểm rơi của cầu cần xa chỗ đứng của đối phương, khống chế tốt đường cầu không để đối phương tấn công.

– Khi đối phương giao cầu lao nhanh sang thì có thể dùng cách đánh trả bằng đẩy ngang hoặc đánh cầu cao sâu, lấy nhanh để trị nhanh.

– Do điểm đánh cầu của bên đỡ giao cầu cao hơn so với bên giao cầu, nên nếu đánh ép mạnh xuống một chút có thể giành lại quyền chủ động. Mặt khác cũng có thể đánh trả bằng đường cầu cao sâu để tránh những đợt tấn công của đối phương. Không thể vội vã đánh trả cầu gần lưới. Bởi vì nếu chất lượng đánh trả cầu kém một chút sẽ có khả năng gặp phải sự phản công của đối phương.

– Còn việc biến đổi đường cầu và điểm rơi khi đỡ giao cầu và làm thế nào để giao huy được sở trường của mình, khoét sâu được chỗ yếu của đối phương thì điều này có quan hệ đến vấn đề vận dụng chiến thuật.

Xem thêm: Shop bán vợt cầu lông Yonex giá rẻ toàn quốc.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng