Cuộc đời và sự nghiệp của các huyền thoại tennis

29-06-2023 15:55
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 62 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Quần vợt đã mang lại nhiều vinh quang và danh hiệu cao quý cho các vận động viên kể cả nam lẫn nữ, đễ hiểu thêm về cuộc sống và sự thăng trầm trong cuộc sống của các huyền thoại tennis, hãy cùng ShopVNB tìm hiểu qua các thông tin sau nhé.

Nếu như thế giới bóng đá có Lionel Messi và Cristiano Ronaldo tạo ra cuộc so tài kỳ vĩ gần 20 năm qua, thì thế giới tennis còn có cuộc đua tranh hấp dẫn bội phần. Đơn giản vì đó không phải cuộc đấu tay đôi, mà là tay ba, giữa Roger Federer, Rafael Nadal và Novak Djokovic. Tùy thời điểm, có những ngôi sao cố gắng chen chân vào “tam mã” này và tạo ra khái niệm Big Four. Tuy nhiên, không có tay vợt nào đủ khả năng bám đuổi họ trong thời gian dài. Đễ hiểu được sự vĩ đại của huyền thoại tennis Roger Federer thế nào, các thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhé.

Huyền thoại tennis Roger Federer

Roger Federer (sinh ngày 8 tháng 8 năm 1981 tại Basel, Thụy Sĩ) là cựu vận động viên tennis chuyên nghiệp người Thụy Sĩ. Với biệt danh Tàu tốc hành, Roger Federer được xem là một trong những huyền thoại tennis xuất sắc và vĩ đại nhất mọi thời đại. Federer cũng là tay vợt giàu có nhất làng banh nỉ và là 1 trong những vận động viên giàu có nhất lịch sử thể thao, với tổng tài sản và thu nhập cán mốc 1 tỷ.

Federer hiện đang nắm nhiều kỷ lục trong làng tennis, trong đó có việc đứng 237 tuần liên tiếp là tay vợt số 1 thế giới trong bảng xếp hạng của ATP từ 2 tháng 2 năm 2004 tới 17 tháng 8 năm 2008. Anh đã từng giữ kỷ lục về tổng số tuần ở vị trí số 1 với 310 tuần trước khi bị Novak Djokovic phá vỡ vào ngày 8 tháng 3 năm 2021. Vào ngày 16 tháng 7 năm 2012, anh chính thức phá kỷ lục 286 tuần ở vị trí số 1 thế giới của Pete Sampras. Anh còn là là tay vợt duy nhất trong lịch sử đoạt 5 chức vô địch Wimbledon và Mỹ Mở rộng liên tiếp. Federer đã đoạt 20 danh hiệu Grand Slam, với kỷ lục 8 giải Wimbledon, 6 giải Úc mở rộng, 5 giải Mỹ Mở rộng và 1 giải Pháp mở rộng. Federer cũng là 1 trong 8 tay vợt nam trong lịch sử từng vô địch cả bốn giải Grand Slam. Anh cũng giữ kỷ lục 31 lần vào tới các trận chung kết Grand Slam, trong đó có 10 lần liên tiếp từ giải Wimbledon 2005 tới giải Mỹ mở rộng 2007.

Ngày 15 tháng 9 năm 2022, Roger Federer chính thức tuyến bố giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế sau 24 năm thi đấu chuyên nghiệp.

Hôn nhân và gia đình huyền thoại tennis Roger Federer

Huyền thoại tennis Federer có chuyện tình thủy chung, lãng mạn và đáng ngưỡng mộ với cựu tay vợt Mirka Vavrinec. Federer đã gặp Mirka tại Olympic 2000 khi cả hai người đang thi đấu cho đội tuyển tennis Thụy Sĩ. Họ trao nhau nụ hôn đầu tiên vào ngày cuối cùng tại Olympic sau khi Roger nếm trải 2 thất bại cay đắng trong trận bán kết và trận tranh giải 3, 2 trận đấu mà anh đã có nhiều cơ hội để chiến thắng nhưng lại để tuột mất.

Sau 9 năm hẹn hò, họ kết hôn tại Basel vào ngày 11 tháng 4 năm 2009, với hôn lễ đơn giản, đầm ấm, và không có sự xuất hiện của giới truyền thông. Federer tâm sự rằng anh đã rơi nước mắt vì xúc động khi cùng Mirka sánh bước trong lễ đường. Vào ngày 23 tháng 7 năm 2009, Mirka đã sinh được hai bé gái sinh đôi: Myla Rose và Charlene Riva. Trong dịp Giáng Sinh năm 2013, trên trang cá nhân của mình, Federer thông báo vợ anh đang mang thai lần thứ hai. Vào ngày 6 tháng 5 năm 2014, 2 vợ chồng anh đón chào cặp song sinh thứ 2, lần này là 2 bé trai, là Leo và Lenny Federer. Federer gọi đây là một điều kỳ diệu với anh.

Công tác xã hội

Huyền thoại tennis Federer được biết đến là người hoạt động xã hội rất tích cực. Năm 2003, anh và mẹ mình, bà Lynette Federer, thành lập quỹ từ thiện mang tên Roger Federer nhằm giúp đỡ trẻ em, đặc biệt là ở châu Phi. Cho đến nay, quỹ từ thiện của anh hoạt động rất hiệu quả với nhiều dự án xây trường học, cung cấp thực phẩm, nước ngọt, giáo dục, y tế cho trẻ em nghèo ở Thụy Sĩ, Malawi, Ethiopia, Zimbabwe, Zambia, Botswana, Nam Phi,... Năm 2006, Federer được chọn làm đại sứ thiện chí của UNICEF. Roger từng đích thân đứng ra tổ chức nhiều trận đấu biểu diễn tennis với mục đích từ thiện như Rally for Relief năm 2005 để ủng hộ các nạn nhân sóng thần ở châu Á, hay Hit for Haiti năm 2010 để ủng hộ nạn nhân trận động đất Haiti. Anh cũng từng mời Rafael Nadal tham gia trận đấu biểu diễn tại Zurich và Madrid để ủng hộ cho quỹ từ thiện của anh và các quỹ từ thiện ở Tây Ban Nha, quê hương Rafa, Năm 2012, Federer cũng cùng nhà tài trợ Gillette của mình tổ chức tour đấu tại Nam Mỹ để gây quỹ từ thiện, anh mời nhiều tay vợt nổi tiếng cùng tham gia với mình,

Năm 2010, Federer được Diễn đàn Kinh tế thế giới trao danh hiệu Nhà lãnh đạo trẻ thế giới nhằm ghi nhận những đóng góp của anh cho thể thao và xã hội.

Thương hiệu và quảng cáo

Federer không chỉ là tay vợt có thu nhập cao nhất thế giới mà trong vài năm gần đây anh cũng là vận động viên thể thao có thu nhập cao nhất thế giới vượt qua cả Tiger Woods, David Beckham, Cristiano Ronaldo, Lionel Messi, LeBron James,... Thu nhập của huyền thoại tennis Federer không chỉ đến từ tiền thưởng các giải đấu mà phần nhiều từ những bản hợp đồng quảng cáo trị giá hàng triệu đô la. Roger là biểu tượng của sự thanh lịch, cao quý, hoàn hảo nên anh được nhiều thương hiệu cao cấp lựa chọn làm người đại diện như: Rolex, Nike, Wilson, Credit Suisse, Nationale Suisse, Mercedez Benz, Gillette, Moët & Chandon, Lindt, Jura. Trước đây anh từng đại diện cho NetJets và Maurice Lacroix.

Sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp huyền thoại tennis Roger Federer

Trước khi lên chuyên nghiệp

Federer đã gần bốn tuổi khi Boris Becker, thần tượng thời thơ ấu của anh, giành danh hiệu Wimbledon đầu tiên vào năm 1985. Từ đó, Federer xem "trận đấu tennis trên truyền hình trong nhiều giờ". Năm lên sáu, anh bắt đầu tập tennis. Khi mới 10 tuổi, Federer bắt đầu tập huấn riêng hàng tuần với Adolf Kacovsky, một huấn luyện viên tennis tại Câu lạc bộ tennis Old Boys. "Tôi nhận ra ngay rằng cậu bé này là một tài năng tự nhiên", Kacovsky nói. "Cậu ấy được sinh ra với một cây vợt trong tay."

Năm 14 tuổi, huyền thoại tennis Federer trở thành nhà vô địch quốc gia độ tuổi của anh và được chọn để đào tạo tại Trung tâm Tennis Quốc gia Thụy Sĩ ở Écublens. Anh gia nhập hệ thống các tay vợt trẻ ITF vào tháng 7 năm 1996.

Năm 1998

 Federer giành danh hiệu vô địch đơn Wimbledon trẻ sau khi đánh bại Irakli Labadze. Cũng ở giải đấu này, anh vô địch cả nội dung đánh đôi khi đánh cặp cùng Olivier Rochus. Federer còn về nhì ở Mỹ mở rộng trẻ, thua trận chung kết trước David Nalbandian. Kết thúc năm, anh ở vị trí số 1 ITF.

Tổng cộng anh đã chơi 163 trận, dành 5 danh hiệu đánh đơn và 2 danh hiệu đánh đôi ở các giải trẻ.

1998 đến 2002

Bước đầu sự nghiệp và đột phá trong giải ATP

Khoảng 4 năm từ cuối năm 1998 đến 2002 là giai đoạn Federer từ một tay vợt trẻ tiềm năng dần phát triển thành 1 hạt giống top đầu. Trong khoảng thời gian này, Federer lọt vào 10 trận chung kết với 4 thắng và 6 thua. Anh cũng lọt vào 6 trận chung kết đôi.

Năm 2003

Vô địch Wimbledon lần đầu tiên

Sự đột phá và chiến thắng này ở Wimbledon 2003 vẫn luôn được coi là 1 trong những chiến thắng đặc biệt nhất của Federer, cùng với chiến thắng ở Roland Garros 2009 và Úc mở rộng 2017. Đây là khởi đầu cho 1 loạt thành công sau đấy, giúp anh trở thành tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại.

Tiếp nối hưng phấn sau chức vô địch lịch sử, Federer lọt vào chung kết Gstaad và bán kết Master 1000 Montreal. Ngay trước Mỹ mở rộng, anh tham dự Cincinnati nhưng bị loại ngay ở vòng 2 trước David Nalbandian với tỉ số 6-7(4), 6-7(5). Tại giải Mỹ mở rộng, Federer một lần nữa để thua trước David Nalbandian ở vòng 4 sau 4 set 6-3 6-7(1) 4-6 3-6. Huyền thoại tennis Federer kết thúc năm đó với chức vô địch tại giải Tennis Masters Cup sau khi hủy diệt Andre Agassi ở trận chung kết với tỉ số 6-3 6-0 6-4.

Mùa giải 2003 đánh dấu bước nhảy vọt đầu tiên của Federer. Anh dành 7 danh hiệu, gần gấp đôi so với các năm trước cộng lại và vươn lên vị trí số 2 thế giới.

Năm 2004

Bắt đầu thống trị làng tennis

Năm 2004 đánh dấu một trong những năm thi đấu thành công nhất của Roger Federer, khởi đầu một thời kỳ kéo dài hơn 4 năm trong đó Federer trở thành tay vợt thống trị tuyệt đối làng tennis thế giới. Anh trở thành tay vợt đầu tiên sau Mats Wilander năm 1988 giành chiến thắng 3 trong số 4 giải Grand Slam trong cùng 1 năm. Federer không thua bất kỳ một tay vợt nào xếp trong top 10 ATP năm đó, và giành thắng lợi trong tất cả các trận chung kết mà anh tham dự. Fedex được vinh danh là Nhà Vô địch Thế giới Tennis của ITF. Thành tích của anh trong năm là 74 trận thắng và chỉ thua 6 (chỉ tính khuôn khổ ATP) với 11 danh hiệu, trong đó có ba trên bốn Grand Slams và ba danh hiệu ATP Masters Series.

Federer trở thành người đầu tiên trong kỷ nguyên mở giành chiến thắng ít nhất ba Grand Slam và vô địch giải cuối năm. Tính đến năm 2016, Federer và Novak Djokovic là những tay vợt nam duy nhất đạt được điều này. Với Federer, anh lặp lại kỳ tích này vào năm 2006 và 2007. Còn Djokovic làm được vào năm 2015.

Năm 2005

 Giữ vững vị thế thống trị

Năm 2005 tiếp tục là một năm thi đấu thành công của Federer. Sau khi không bảo vệ được chức vô địch Úc mở rộng vì thua Marat Safin tại trận bán kết, Federer giành 3 chiến thắng liên tiếp tại các giải Masters Series ở Indian Wells, Miami, Hamburg. Tại giải Pháp mở rộng, anh thua tay vợt về sau là nhà vô địch Rafael Nadal tại bán kết. Federer sau đó bảo vệ thành công cả hai chức vô địch tại Wimbledon và Mỹ mở rộng. Tuy nhiên tại giải đấu Tennis Masters Cup diễn ra tại Thượng Hải, huyền thoại tennis Federer thua David Nalbandian sau 5 set đấu kịch tính.

Năm 2006 

Mùa giải thành công nhất trong sự nghiệp

Năm 2006, Federer lập lại kỳ tích năm 2004 khi giành 3 trên 4 danh hiệu Grand Slam trong năm. Anh kết thúc năm với 8300 điểm trên bảng xếp hạng ATP, nhiều hơn bất kỳ tay vợt nào khác kể từ khi hệ thống tính điểm được áp dụng từ năm 1990. Trong cả năm 2006, Federer chỉ chịu thua trước hai tay vợt là Rafael Nadal và Andy Murray.

Federer lần thứ 2 vô địch giải Úc mở rộng, thắng Marcos Baghdatis sau 4 set. Anh lọt vào chung kết giải Pháp mở rộng lần đầu tiên trong sự nghiệp, nhưng lại chịu thua Rafael Nadal. Sau đó Federer vô địch Wimbledon lần thứ 4 liên tiếp, đánh bại Nadal trong trận chung kết, và vô địch giải Mỹ mở rộng lần thứ 3 liên tiếp, đánh bại Andy Roddick. Tại giải Tennis Masters Cup, Federer vô địch sau khi chiến thắng James Blake.

Năm 2007

Chiến thắng trước các đối thủ trẻ

Năm 2007 Federer tiếp tục giành 3 trên 4 giải Grand Slam trong năm, kết thúc năm 2007 với vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ATP năm thứ 4 liên tiếp. Nhưng cũng năm 2007, Federer đã bộc lộ những dấu hiệu xuống dốc trong sự nghiệp. Trên con đường bảo vệ chức vô địch Úc mở rộng, Federer không để thua một set đấu nào. Anh là tay vợt đầu tiên kể từ Bjorn Borg năm 1980 đoạt được một danh hiệu Grand Slam mà không thua một set đấu nào. Sau chiến thắng tại giải Úc mở rộng, Federer bất ngờ chịu hàng loạt trận thua liên tiếp, và trải qua 4 giải đấu liên tiếp mà không đoạt được chức vô địch nào. Federer lần thứ 2 liên tiếp vào chung kết Pháp mở rộng nhưng lần thứ 2 liên tiếp thua Rafael Nadal. Anh vô địch Wimbledon, Mỹ mở rộng và Tennis Masters Cup.

Năm 2008

Vô địch giải Mỹ mở rộng lần thứ 5 và huy chương vàng Olympic

Năm 2008 trở thành năm thi đấu sa sút nhất của huyền thoại tennis Federer kể từ năm 2003. Mặc dù vẫn đoạt được 1 danh hiệu Grand Slam tại giải Mỹ mở rộng, thành tích chung cả năm của Federer rất kém. Anh thua 13 trận trong năm, chỉ thắng có 65 trận và giành 4 chức vô địch ATP. Nhiễm virut và gánh nặng tuổi tác được xem là nguyên nhân chính khiến Federer sa sút phong độ.

Năm 2009 

Giành đủ 4 Grand Slam, đạt kỷ lục số giải Grand Slam

Sau mùa giải được đánh giá là thất vọng trong năm 2008, Federer trở lại mạnh mẽ trong làng tennis thế giới với việc giành lại vị trí số một trong bảng xếp hạng các tay vợt nam ATP, vô địch giải Pháp mở rộng lần đầu tiên và lần thứ 6 vô địch Wimbledon. Cũng trong năm 2009 Federer nhận được sự công nhận rộng rãi từ phía các chuyên gia, những người hâm mộ và các tay vợt còn đang thi đấu rằng anh là tay vợt xuất sắc nhất từ trước đến nay.

Năm 2010

Vô địch giải Úc mở rộng lần thứ tư

Tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm Australian Open, huyền thoại tennis Federer đã đánh bại Andy Murray với các tỷ số 6-3; 6-4; 7-6(13-11) để giành Grand Slam thứ 16 trong sự nghiệp sau 2h41' tại sân đấu trung tâm Rod Laver Arena

Năm 2011: Chung kết Pháp mở rộng lần thứ 5 và kỷ lục vào chung kết các giải ATP Tour

Năm 2012: Vô địch Wimbledon lần thứ 7, huy chương bạc Olympic và trở lại vị trí số 1

Năm 2013: Chấn thương dai dẳng

Năm 2014: Á quân Wimbledon và vô địch Davis Cup

Thất bại ở Parisbar Masters làm cơ hội số 1 thế giới của Federer trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên chỉ vô địch ở ATP World Tour Finals và Djokovic không vào được bán kết là anh sẽ trở lại ngôi vị số 1. Tuy nhiên Djokovic không mấy khó khăn khi vào chung kết cùng Federer, khiến Federer dù có vô địch vẫn ở số 2 thế giới. Chung kết thực sự là một trận siêu kinh điển nếu như huyền thoại tennis Federer không bỏ cuộc trước trận đấu 30 phút do chấn thương lưng. Nhưng có một nguồn tin là do anh và Wawrinka người đồng đội bạn thân tranh cãi trong phòng thay đồ vì lý do vợ Mirka mỉa mai Wawrinka. Và còn lý do mà người hâm mộ đoán là do Federer bỏ cuộc vì không muốn mạo hiểm mà dưỡng thương để đánh chung kết Davis cup cùng với Wawrika và đội tuyển Thụy Sĩ trước đội tuyển Pháp (đội tuyển khá mạnh).

Gạt bỏ dư luận, Federer và Wawrinka làm lành và cùng nhau giúp Thụy Sĩ vô địch Davis cup trước đội tuyển Pháp với tỉ số chung cuộc 3-1. Giấc mơ Davis cup quá tuyệt với Federer, và tuyệt vời hơn nếu anh vô địch Olympic đánh đơn để hoàn tất sự nghiệp vĩ đại của mình

Năm 2015: Trận thắng thứ 1000, á quân các giải Wimbledon và Mỹ mở rộng

Năm 2016: Chấn thương đầu gối và thời gian nghỉ dưỡng thương kéo dài

Năm 2017: Danh hiệu Úc mở rộng thứ 5 và Wimbledon thứ 8

Năm 2018: Vô địch Hopman Cup thứ hai và danh hiệu Grand Slam thứ 20

Năm 2019: 100 danh hiệu, 1200 trận thắng, trận chung kết Wimbledon thứ 12

Năm 2020: Vào bán kết Úc mở rộng

Federer bắt đầu mùa giải 2020 của mình tại Úc mở rộng. Anh đã lọt vào bán kết sau khi thắng liên tiếp trước Steve Johnson, Filip Krajinović, John Millman, Márton Fucsovics, Tennys Sandgren. Federer sau đó thất bại trong trận bán kết trước Djokovic.

Các kỷ lục của Federer

Federer hiện đang nắm giữ nhiều kỷ lục trong làng tennis thế giới. 20 Grand Slam của Federer: Wimbledon 2003-2007, 2009, 2012, 2017; Mỹ mở rộng 2004-2008; Australian mở rộng 2004, 2006, 2007, 2010, 2017, 2018; Roland Garros 2009.

  • Năm 2003, Federer trở thành tay vợt Thụy Sĩ đầu tiên vô địch một giải Grand Slam sau khi đánh bại Mark Philippoussis trong trận Chung Kết Wimbledon.
  • Federer là tay vợt duy nhất 5 lần vô địch ở ba Grand Slam khác nhau - Úc Mở rộng, Wimbledon và US Open.
  • Federer là tay vợt đầu tiên đoạt cú đúp Wimbledon-Mỹ mở rộng trong 4 năm liên tiếp.
  • Federer là tay vợt duy nhất ở kỷ nguyên mở rộng hai lần đoạt 3 giải lớn liên tiếp khi anh đoạt chức vô địch Australian mở rộng năm 2007.
  • Federer đã cân bằng kỷ lục 5 lần vô địch Wimbledon liên tiếp của Bjorn Borg vào năm 2007. Hiện nay anh đã nối dài kỷ lục này lên con số 8 sau khi vô địch thêm Wimbledon 2009, 2012 và 2017
  • Federer đã phá kỷ lục đoạt 14 Grand Slam của Pete Sampras khi anh lần thứ 15 vô địch một giải lớn sau khi đăng quang tại Wimbledon năm 2009.

  • Kỷ lục 23 lần liên tiếp lọt vào bán kết một giải Grand Slam của huyền thoại tennis Federer đã bị Robin Soderling ngăn chặn ở vòng tứ kết Roland Garros năm 2010. Kỷ lục cũ của Ivan Lendl chỉ là 10 lần.
  • Federer đã trở thành tay vợt thứ 23 dẫn đầu BXH ATP vào năm 2004 và giữ vị trí đó trong 237 tuần liên tiếp – một kỷ lục. Anh đồng thời cũng trở thành tay vợt ở vị trí số 1 thế giới nhiều nhất trong lịch sử ATP khi có tuần thứ 287 đứng đầu bảng xếp hạng vào ngày 16/7/2012 vừa qua, chính thức phá vỡ kỉ lục của Pete Sampras. Đến thời điểm hiện tại (25/7/2017), Federer đã có 302 tuần ngự trị trên ngôi số 1 thế giới, một kỷ lục mà có lẽ rất rất lâu nữa mới có người phá được.
  • Federer hiện đang giữ kỷ lục 24 chiến thắng liên tiếp ở các trận chung kết. Kỷ lục này chỉ bị chặn khi Federer thất bại trước David Nalbandian trong trận chung kết Masters Cup 2005.
  • Năm 2006 và 2007, Federer đã lọt vào chung kết cả bốn giải Grand Slam và đã vô địch ở Australia, Wimbledon và Mỹ. Năm 2009 anh cũng vào chung kết cả bốn giải Grand Slam nhưng chỉ chiến thắng ở Roland Garros và Wimbledon.
  • Federer hiện đang giữ kỷ lục 65 chiến thắng liên tiếp trên mặt sân cỏ kể từ kỷ nguyên mở rộng. Kỷ lục này chỉ bị phá khi Federer thất bại trước Nadal trong trận CK Wimbledon 2008.
  • Là tay vợt có số tuần giữ vị trí số 1 thế giới liên tiếp lâu nhất (237 tuần liên tiếp, kỷ lục cũ là 160 tuần của Jimmy Connors)
  • Là tay vợt có số tuần giữ vị trí số 1 thế giới nhiều nhất (302 tuần, vượt qua thành tích 286 tuần của Pete Sampras)
  • 30 lần lọt vào chung kết các giải Grand Slam trong sự nghiệp (đứng thứ 2 là Ivan Lendl với 19 lần)
  • Tay vợt duy nhất trong lịch sử 3 lần giành được 3 danh hiệu Grand Slam một năm (2004, 2006, 2007)
  • Tay vợt giành được tổng tiền thưởng nhiều nhất trong lịch sử tennis. Sau vòng 2 giải Mỹ mở rộng 2009, anh đã trở thành tay vợt đầu tiên trong lịch sử chạm mốc 50.000.000 đô la tiền thưởng. Anh đang là người giành được nhiều tiền thưởng nhất lịch sử với 67,4 triệu đô la Mỹ. Người xếp thứ nhì là Rafael Nadal với 45 triệu sau đó là Pete Sampras với 43 triệu (tính tới hết năm 2011).

  • Tay vợt duy nhất trong lịch sử tennis giành được ít nhất 10 danh hiệu trong 3 năm liên tiếp (2004: 11, 2005: 11, 2006: 12).
  • Tay vợt giữ kỷ lục về chuỗi trận thắng liên tiếp trên mặt sân cỏ: 65 trận liên tiếp từ vòng 1 Wimbledon 2003 tới bán kết Wimbledon 2008).
  • Tay vợt giữ kỷ lục chuỗi trận thắng liên tiếp trên mặt sân cứng: 56 trận (2005-2006)
  • Tay vợt có số chức vô địch ATP World Tour Final (trước đây là Tennis Master Cup) nhiều nhất, với 6 lần đoạt chức vô địch.

Bây giờ điều đó không hề thay đổi. Roger Federer chắc chắn là huyền thoại nhưng Pete Sampras cũng là một huyền thoại không thể chối cãi, trong giai đoạn lịch sử mà Sampras đã thống trị quần vợt thế giới. Con số 14 Grand Slam của Sampras đã bị Federer vượt qua và có lẽ Rafael Nadal với chức vô địch US Open 2013, Grand Slam thứ 13 trong sự nghiệp, cũng sẽ cân bằng với Sampras trong một sớm một chiều. Nhưng với làng banh nỉ, Sampras vẫn là cái tên mang nhiều cảm xúc như một sự bất tử trên sân đấu

Xem thêm: Top 10 vận động viên tennis vĩ đại nhất lịch sử

Huyền thoại tennis Pete Sampras

Sinh ra ở Potomac, Maryland vào ngày 12/8/1971, là con thứ 4 của ông bà Sammy và Georgia Sampras. Mẹ Sampras là người di cư từ Sparta, Hy Lạp và cha Sampras sinh ra ở Mỹ mang dòng máu của người cha Hy Lạp và người mẹ Do Thái. Có lẽ vì thế mà gương mặt Sampras có nét Hy Lạp rõ nét với mái tóc xoăn khiến người ta liên tưởng tới những vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Cũng như những đồng nghiệp xuất chúng khác, tài năng quần vợt của Sampras bộc lộ từ rất sớm khi mới 3 tuổi. Một lần lục lọi trong tầng hầm ngôi nhà và phát hiện một cây vợt tennis cũ, Sampras đã gắn chặt với nó từ đó và những bài đánh bóng vào tường đã đi theo cậu bé hiếu động, người mà chẳng ai nghĩ rằng sau này sẽ trở thành một huyền thoại.

Năm lên 7 tuổi, Sampras theo gia đình tới Palos Verdes, California, nơi có khí hậu ấm áp giúp Sampras có nhiều thời gian để chơi quần vợt hơn. Và ở đó Sampras đã gặp thần tượng của mình, huyền thoại Rod Laver, tay vợt gần nhất trong kỷ nguyên Mở giành trọn 4 Grand Slam trong cùng mùa giải vào năm 1969. Laver đã phải bất ngờ khi tập luyện cùng Sampras khi mới 11 tuổi và cựu tay vợt người Australia phải thốt lên: “Sớm muộn gì cậu bé này cũng trở thành số 1 thế giới.” Nhưng Laver không phải là người đầu tiên cảm nhận được điều đó và người đã đưa Sampras tiệm cận với quần vợt thực sự là Peter Fischer.

Không phải là một huấn luyện viên hay tay vợt chuyên nghiệp, Fischer là bác sỹ nhi khoa và là người đam mê quần vợt. Ông đã dìu dắt huyền thoại tennis Sampras tới khi cậu bé trở thành tay vợt 18 tuổi trưởng thành và chính Fischer là người đã định hướng cho Sampras chuyển cú trái hai tay trở thành một tay với mục tiêu chính là chinh phục Wimbledon, giải Grand Slam vẫn đang ghi tên Sampras với kỷ lục 7 lần vô địch, mà bây giờ chỉ có hậu bối Federer làm được điều tương tự.

Sampras chơi chuyên nghiệp từ năm 1988, khi chưa đầy 17 tuổi. Bắt đầu từ vị trí thứ 893 đầu năm 1988 nhưng tới cuối năm, Sampras đã lọt vào tốp 100 thế giới với vị trí số 97. Trận chuyên nghiệp đầu tiên của Sampras là gặp tay vợt đồng hương Sammy Giammalva Jr. ở vòng 1 giải Philadelphia 1988 và thất bại (4-6, 3-6). Nhưng chỉ hơn một tuần sau, cả thế giới đã phải ngạc nhiên khi tay vợt vô danh Sampras nào đó đã hạ cả Ramesh Krishnan (Ấn Độ) hạng 37 thế giới (6-3, 3-6, 7-6) và Eliot Teltscher (Mỹ) hạng 25 thế giới (7-5, 6-3) tại hai vòng đầu tiên giải Indian Wells (bây giờ là Indian Wells Masters), trước khi để thua tay vợt số 18 thế giới người Tây Ban Nha Emilio Sanchez (5-7, 2-6) ở vòng 3.

Thành tích Huyền thoại tennis Pete Sampras

Dù vậy 6 tháng sau đó, người ta cũng quên đi cái tên Sampras khi chàng trai 17 tuổi chẳng thắng được bất kỳ tay vợt nào trong tốp 40, cho tới khi hạ Michiel Schapers của Hà Lan hạng 39 thế giới (7-5,7-6) tại vòng 1 giải Rye Brook ở New York, giải khởi động cho US Open 1988. Rồi cũng chỉ một tuần sau, huyền thoại tennis Sampras rời US Open trong tư thế ngẩng cao đầu khi cống hiến một trận đấu kéo dài 5 set với tay vợt số 69 thế giới người Peru Jaime Yzaga (7-6, 7-6, 4-6, 5-7, 2-6) dù đã dẫn trước tới 2 set. Ai mà tin nổi, chỉ 2 năm sau tại US Open 1990, cái tên Pete Sampras đã trở thành tay vợt trẻ nhất trong lịch sử vô địch giải Grand Slam cuối cùng trong mùa giải khi mới 19 tuổi 28 ngày!

Tổng cộng Sampras đã có 14 năm thi đấu chuyên nghiệp cho tới năm 2002 và kết thúc trên đỉnh cao chói lọi với chức vô địch US Open 2002 khi đã 31 tuổi, bằng chiến thắng trước kỳ phùng địch thủ Andre Agassi, một trong những đối trọng với Sampras trong sự nghiệp lẫy lừng của mình. Sampras đã chinh phục được 14 Grand Slam cả thảy, bao gồm 2 danh hiệu Australian Open (1994, 1997), 7 danh hiệu Wimbledon (1993, 1994, 1995, 1997, 1998, 1999, 2000) và 5 danh hiệu US Open (1990, 1993, 1995, 1996, 2002). Điểm khuyết lớn nhất trong sự nghiệp của Sampras chính là chưa bao giờ đi tới trận chung kết Roland Garros.

Phong cách thi đấu của Pete Sampras

Pete Sampras nổi tiếng với những cú giao bóng đẳng cấp, đầy uy lực. Kèm theo lối đánh tấn công đa dạng, sắc bén, lên lưới toàn diện và linh hoạt. Dấu ấn đẹp nhất của Sampras là 7 danh hiệu vô địch Wimbledon (1993-1995, 1997-2000). Chỉ đáng tiếc không thể nối tiếp chuỗi vô địch bị ngắt quãng vào năm 1996. Thời điển khi anh để thua thua trong trận tứ kết đối đầu với Richard Krajicek.

Huyền thoại tennisPete Sampras cũng được biết đến về  kỷ lục 5 danh hiệu vô địch Mỹ mở rộng trong giai đoạn anh thi đấu. Anh được xếp hạng là một trong những tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại.

Điểm yếu duy nhất của Pete Sampras là thi đấu trên các sân đất nện. Mặt sân này bóng đi chậm làm ảnh hưởng tới lối đánh tấn công nhanh, uyển chuyển và đầy bất ngờ của Sampras. Màn trình diễn xuất sắc nhất của anh tại giải Pháp mở rộng vào năm 1996. Khi Pete thua trận bán kết với người sau đó giành ngôi vô địch là Yevgeny Kafelnikov.

Huyền thoại tennis Serena Williams

Serena Williams là hiện thân của quần vợt, quyền lực và chiến thắng. "The Queen" (nữ hoàng) chia tay sân đấu quần vợt với di sản khổng lồ để lại cho thế giới.

Di sản của Serena

- “Serena vẫn còn khát khao. Nhưng câu hỏi đặt ra là động lực của cô ấy lớn tới mức nào, và cô ấy sẵn sàng làm gì để đạt được mục tiêu của mình”, Mouratoglou nói về học trò của mình, “Kể từ khi cô ấy sinh con, mọi thứ đã khó khăn hơn. Thật hoàn toàn dễ hiểu khi cô ấy đặt cuộc sống với tư cách một bà mẹ lên làm ưu tiên hàng đầu, chứ không phải một tay vợt. Tôi nghĩ rằng đó là nguyên nhân chính khiến Serena không giành thêm Grand Slam nào. Với cô, gia đình là số một, mà để làm được điều tuyệt vời ở một lĩnh vực nào đó thì nó không thể là ưu tiên số hai”.

- Sau thất bại ở 4 trận chung kết Grand Slam liên tiếp, sự nghiệp của Serena tiếp tục có dấu hiệu đi xuống. Cô không lọt vào trận chung kết lớn nào nữa và mới đây đã rút khỏi US Open - giải đấu mà cô từng vô địch Grand Slam đầu tiên năm 1999 - vì chấn thương gân khoeo. Danh hiệu gần nhất trong số 73 danh hiệu đơn của Serena là tại giải Auckland hồi tháng Giêng năm ngoái.

- Nhưng nếu Serena không thể cân bằng kỷ lục của Court, cô vẫn xứng đáng được ghi nhận bởi những đóng góp cho môn thể thao này, trong suốt sự nghiệp 26 năm qua của mình.


- Serena đã thay đổi một phần lịch sử quần vợt. Thành công của cô và chị gái Venus đã mở ra một cánh cửa mới cho các tay vợt da màu, phá tan những định kiến rằng quần vợt là môn thể thao của người da trắng. Theo lời Mouratoglou, Serena đã phát kiến ra thứ vũ khí gọi là “sự đe dọa trong quần vợt”, khi mà chỉ riêng sự hiện diện của Serena cũng đủ khiến đối phương phải sợ hãi. Chắc chắn nhiều fan của Serena còn chưa quên trận đấu ở vòng 4 Wimbledon 2007, khi cô chấn thương đến mức đứng còn không vững chứ đừng nói di chuyển, nhưng vẫn cắn chặt răng thi đấu và sau đó đánh bại Hantuchova.

- Serena cũng là người tiên phong trong việc đưa kinh doanh vào quần vợt nữ. Trước cô, việc kinh doanh trong quần vợt còn khá hạn chế, nhưng sau khi cô nổi lên thì khác hoàn toàn, bởi bản thân Serena đã là một đối tượng marketting cực hấp dẫn. Xu thế ấy tiếp tục diễn ra với những ngôi sao quần vợt khác.


Ý chí Serena

- Mouratoglou dẫn dắt Serena từ năm 2012 và đã chứng kiến sự phát triển của cô, từ thể chất cho đến tinh thần. Ông khẳng định nếu xét về ý chí chiến thắng thì trong làng quần vợt chỉ có Novak Djokovic – người đang kém Serena - là sánh được với cô, dù hồi đầu, cô ấy rất thiếu tự tin và nhiều lúc không còn là chính mình.

- Serena dự Wimbledon 2012 khi đang xếp thứ 7 thế giới. Sau khi lọt vào bán kết, cô đến gặp Mouratoglou ở nhà hàng và cười sung sướng: “Dù kết quả thế nào thì thứ Hai tới, tôi cũng sẽ lên thứ ba thế giới”. Đáp lại: Mouratoglou nghiêm mặt: “Thì sao, tôi thật ngạc nhiên khi em cho rằng đó là điều tuyệt vời, giải thích tôi nghe xem nào!”. Serena sững lại và không trả lời ông.


- Nhưng tối hôm ấy, cô nhắn tin cho ông thầy rằng: “Xin lỗi vì những gì em đã nói. Vị trí thứ ba ư, vớ vẩn. Cả thứ hai cũng vậy”. Và hè năm đó, huyền thoại tennis Serena đã chơi thứ quần vợt hay nhất của mình. Cô đã vô địch Wimbledon, US Open, đồng thời đoạt HCV đơn nữ Olympic London sau khi “hủy diệt” Maria Sharapova đến 6-0, 6-1 ở chung kết. Trong giai đoạn từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015, Serena giành 4 Grand Slam liên tiếp.

- Thay lời kết, hãy nghe chia sẻ của Mouratoglou: “Năm 2013, Serena nói với tôi rằng mình đã không vô địch Roland Garros suốt 11 năm và muốn đạt mục tiêu ấy. Kết quả: Cô ấy không thua một trận sân đất nện nào ở mùa giải đó. Cô ấy vô địch ở Charleston, Madrid, Rome, Roland Garros, Bastad. Ngay cả Rafael Nadal cũng chưa bao giờ làm được như vậy".

Thành tích huyền thoại tennis Serena Williams

- Danh hiệu: 73, xếp thứ 5 trong lịch sử
- Grand Slam: 23, xếp thứ 2
- Thành tích thắng - thua: 855 - 152 (84,9%)
- Số tuần trên ngôi số 1 thế giới: 319, xếp thứ 2
- Số tuần trên ngôi số 1 thế giới liên tiếp: 186, kỷ lục (ngang Steffi Graf)
- Tiền thưởng trong sự nghiệp: khoảng 94.518.971 USD, xếp thứ 1

Các huyền thoại tennis sẽ luôn là tấm gương về nhân cách, một tay vợt có lối chơi đẹp, sống đẹp, một trái tim khát khao chiến thắng và nghị lực vươn lên trong thể thao. Những di sản mà họ để lại là tượng đài đẹp trong lòng người hâm mộ thể thao trên toàn thế giới.

Xem thêm các mẫu vợt tennis mới nhất thị trường tại ShopVNB.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng