Tìm hiểu đau khủy tay khi chơi tennis và cách điều trị

29-06-2023 11:56
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 62 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Đau khủy tay khi chơi tennis là một bệnh lý liên quan đến khủy tay khá thường gặp, gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống đáng kể. Vậy đau khủy tay khi chơi tennis là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị thế nào? Hãy cùng ShopVNB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đau khủy tay khi chơi tennis là gì?

Đau khủy tay ở bên ngoài cẳng tay của bạn, xung quanh phần xương khủy tay của bạn. Nó xảy ra khi bạn bị tổn thương các gân cơ cánh tay bám với xương khủy tay. Bạn có thể bị tổn thương những đường gân này do bất cứ hoạt động gì làm căng khủy tay của bạn.

Dấu hiệu nhận biết đau khủy tay khi chơi tennis

Người bị đau khủy tay khi chơi tennis thường có những biểu hiện như:

- Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng khuỷ và cánh tay.

- Cơn đau có thể lan dần từ khủy tay xuống cẳng và cổ tay.

- Đau khi gấp duỗi, xoay vặn khủy tay, xách vật nặng, lái xe…

- Cảm thấy mềm khi sờ vào khủy tay bị thương.

- Vùng bị tổn thương sưng đỏ, nóng rát.

- Yếu cơ, cầm nắm không chắc chắn, khó khăn trong vận động.

Nguyên nhân
Là do cơ duỗi vùng khuỷ bị suy yếu khi bạn vận động quá mức và được lặp đi lặp lại, nơi bám của các cơ chịu lực căng, kéo quá sức gây ra các vi chấn thương, lâu ngày dẫn đến viêm hoặc rách của các gân co duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngoài của khủy tay. 

- Nghề nghiệp: những nghề lao động nặng, sử dụng tay nhiều sẽ dễ bị đau giống đau khuỷ tay khi chơi tennis

- Không xác định: có thể xảy ra mà không có bất kỳ chấn thương lặp đi lặp lại nào được công nhận. Sự xuất hiện này được gọi là "vô căn" hoặc không rõ nguyên nhân

- Tuổi tác: mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị, nhưng nó phổ biến nhất ở độ tuổi từ 30 đến 50.

Biểu hiện đau khuỷ tay khi chơi tennis

Các biểu hiện của đau khuỷ tay khi chơi tennis phát triển dần dần. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau thường bắt đầu nhẹ và từ từ trở nên xấu hơn trong vài tuần hoặc vài tháng. Thường không có chấn thương cụ thể liên kết với sự bắt đầu của triệu chứng.

Các triệu chứng hay gặp nhất là đau rát phần ngoài khuỷ tay, sức cầm nắm bị yếu đi. Nếu nặng hơn thì khi thực hiện các hoạt động gắn liền với cánh tay và cẳng tay sẽ thấy đau âm ỉ như vắt khăn, bắt tay, xách nước…

Phương pháp điều trị đau khủy tay khi chơi tennis hiệu quả

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là: tình trạng viêm gân cẳng tay có thể điều trị được hay không? Để trả lời cho thắc mắc này, trước tiên các bác sĩ cần xác định tình trạng bệnh của từng người. Tùy từng giai đoạn phát hiện hội chứng đau khủy tay khi chơi tennis, bệnh nhân sẽ được điều trị theo phương án thích hợp nhất. Trong đó, hai phương pháp điều trị thường được áp dụng đó là điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật.

Xem thêm: Những bài tập phục hồi tennis elbow tại nhà đơn giản và hiệu quả

Không phẫu thuật

- Phương pháp RICE bao gồm các bước như sau:

+ Rest (nghỉ ngơi): Người bệnh khủy tay quần vợt nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh để hạn chế tổn thương và giúp vết thương có thời gian lành lại.

+ Ice (chườm lạnh): Dùng túi chườm lạnh lên khủy tay trong 15 – 20 phút, 3 lần mỗi ngày để xoa dịu cơn đau và giảm sưng viêm.

+ Compression (băng ép): Nẹp cẳng tay giúp cố định vị trí, giảm sự chèn ép lên gân cơ để khủy tay giảm đau và phục hồi vết thương tốt hơn.

+ Elevation (kê cao): Sử dụng dây đeo khủy tay để nâng đỡ cẳng tay, giảm thiểu áp lực với gân cơ và giảm đau nhức.

- Dùng thuốc điều trị đau khủy tay khi chơi tennis

Các loại thuốc giảm đau như Acetaminophen, NSAID (thuốc chống viêm không Steroid) có thể giúp giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình một cách nhanh chóng. Nếu cơn đau nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Steroid cho người bệnh.

* Lưu ý, việc sử dụng thuốc điều trị đau khủy tay khi chơi tennis cần có sự tham vấn và theo dõi của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc và sử dụng tại nhà vì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường cho sức khỏe.

- Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu giúp rút ngắn thời gian phục hồi của hội chứng đau khủy tay khi chơi tennis, đồng thời giảm sưng viêm và đau nhức. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ cơ thể người bệnh, xử lý tăng tiểu cầu rồi tiêm lại vào người bệnh nhân.

- Liệu pháp xung kích ngoài cơ thể

Liệu pháp xung kích này sử dụng sóng âm thanh cùng với tần số phù hợp, tạo ra các tổn thương siêu nhỏ (microtrauma) để thúc đẩy quá trình chữa lành mô tự nhiên. Từ đó, làm giảm cơn đau nhức và cải thiện tình trạng bệnh.

- Phẫu thuật

Phẫu thuật khủy tay được chỉ định khi người bị đau khủy tay khi chơi tennis nặng hoặc việc điều trị bằng phương pháp bảo tồn không có hiệu quả sau 6 – 12 tháng áp dụng. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật là mở hoặc nội soi khớp, tùy thuộc vào tình trạng cũng như các yếu tố liên quan khác.

Thế nhưng, người bệnh cần phải cẩn thận trao đổi với bác sĩ trước khi quyết định phẫu thuật. Vì phương pháp này mang lại nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, mạch máu, mất khả năng linh hoạt,…

- Vật lý trị liệu kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống

Vật lý trị liệu kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp được đánh giá mang lại hiệu quả cao và an toàn trong việc giảm đau, điều trị viêm gân khủy tay nhờ không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Liệu trình vật lý trị liệu có thể bao gồm các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh cơ tay. Đồng thời kết hợp một số thiết bị vật lý trị liệu hiện đại để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục. Ngoài ra, phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống cũng có thể được chỉ định. Bằng cách kỹ thuật nắn chỉnh chuyên khoa, bác sĩ sẽ điều chỉnh các sai lệch xương khớp, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, giúp chữa lành cơn đau tận gốc.

Tập các bài tập phục hồi

Các bài tập như kéo dãn, bài tập tăng cường sức cơ sẽ giúp ích để quá trình đau khủy tay khi chơi tennis thuyên giảm. 

Bài tập kéo giãn: 15-30 giây, 10-15 lần. Tập ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Bài tập tăng cường sức cơ (tập với tạ hay có kháng lực):

- Gập và duỗi cổ tay, tập với tạ khoảng 0,5 kg tăng dần. 

- Sấp và ngửa cẳng tay, tập với tạ 0,5 kg tăng dần.

- Dùng tay siết chặt trái banh tennis 25 lần, lặp lại 3 lần, có thể bắt đầu với những vật mềm hơn. 

- Có thể duỗi các ngón tay để mở rộng vòng cao su, tập 25 cái và lập lại 3 lần.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng vật lý trị liệu, massage đá hay dùng sóng siêu âm trị liệu làm giảm viêm và giúp gân tổn thương nhanh lành. Lúc tập nên sử dụng băng thun hoặc nẹp thun khủy tay.

Đau khủy tay khi chơi tennis là chấn thương thể thao hầu như ai cũng phải gặp khi tập luyện bộ môn tuyệt vời này. Tuy nhiên nếu bạn biết cách chơi đúng cách cũng như sử dụng các biện pháp trị liệu kịp thời thì đây không còn là nỗi lo và bạn có thể thỏa sức tập luyện môn thể thao yêu thích này bền lâu.

Xem thêm các mẫu vợt tennis mới nhất thị trường tại ShopVNB.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng