Tìm hiểu về cách đan lưới vợt tennis và độ căng của lưới tennis
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 56 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Đan lưới vợt tennis là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng nhất mà một tay vợt cần phải biết. Việc đan lưới đúng cách sẽ giúp nâng cao khả năng điều khiển bóng và tạo ra những cú đánh chính xác hơn. Chính vì vậy hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách đan lưới vợt tennis
1. 2 cách đan lưới vợt thường gặp
- Đan lưới vợt 2 nút
Đây là kiểu đan lưới dùng 2 mối để siết vợt, tức là đan dây ngang và dây dọc sẽ kết thúc bằng 2 nút cố định. Theo nhà sản xuất đề ra thì kiểu đan lưới vợt tennis này được gọi là One Piece / No Shared Holes.
- Đan lưới vợt 4 nút
Là kiểu đan lưới dùng 4 mối để siết vợt, khi đan dây dọc bạn sẽ thắt 2 nút và đan dây ngang cũng thắt 2 nút tương tự. Trong hướng dẫn đan lưới vợt nhà sản xuất đã gọi kiểu đan này là Two Piece / No Shared Holes.
- Quy trình đan vợt tennis chuẩn
Khi đan lưới vợt tennis sẽ có 2 bước chính cho một quy trình:
Chuẩn bị dây
Trước khi đan vợt cần chuẩn bị một cuộn dây có độ dài từ 10-12m, tùy theo độ rộng của mặt vợt mà độ dài của dây sẽ có sự thay đổi. Đối với một bộ dây của nhà sản xuất đã có đo sẵn là 12m cho một bộ để phòng trường hợp căng dây quá mức.
Thao tác với máy đan lưới vợt tennis
Đặt vợt vào máy và điều chỉnh số kg mà bạn mong muốn.
Đan dây dọc
Bắt đầu đan lưới vợt tennis với hai sợi dây dọc ở giữa, kẹp các sợi dây lại và bắt đầu kéo căng.
Các dây phải dài từng dây một và theo nguyên tắc đối xứng từ tâm vợt ra ngoài, hai dây song song được xâu theo hình chữ U, sát đầu vợt. Số thứ tự của sợi dọc, thứ tự căng của mỗi sợi được sắp xếp thành 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 đến 16 hoặc 18 đường dọc.
Mối nút gút để kết thúc quá trình căng của sợi dọc. Để hoàn thành việc căng sợi dọc, bạn có thể chọn giữa hai cách để căng dây 2 nút thắt hoặc 4 nút thắt. Đối với hai nút của sợi dọc, cần chốt đúng các lỗ do nhà sản xuất đề xuất và làm thủ công để không làm hỏng vòng kim loại.
Đan dây ngang
Đối với kiểu đan lưới vợt tennis “2 nút” thì sau khi quấn xong sợi dọc ta chỉ thắt 1 nút, phần dây còn lại đối xứng nhau (không thắt nút thứ hai) và bạn bắt đầu luồn dây. Đi qua lỗ sợi ngang và bắt đầu kéo sợi ngang theo một trình tự cố định từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới. Tiếp tục luồn và căng sợi ngang mà không buộc nút thứ hai của sợi dọc. Hoàn thành quá trình kéo căng thanh trong 2 phần.
Trong trường hợp đan lưới vợt tennis “4 nút”, thay vì luồn sợi qua lỗ ngang của vợt, chúng ta cắt dây mai ngay điểm cuối và thắt nút thứ hai của sợi dọc. Vậy là đã xong dây dọc cùng một mảnh dây đã cắt rời ra và thắt 2 nút gút đầu tiên, tiếp theo là 2 mối gút của dây ngang. Luồn dây ngang từ đầu vợt xuống, thắt nút dây thứ nhất. Sau khi thắt nút đầu tiên của sợi ngang, chúng ta kéo căng các sợi ngang tuần tự từ trên xuống dưới, chúng ta kéo căng từng sợi ngang sao cho nó đan xen với các sợi dọc từ trên xuống, và cuối cùng kết thúc quá trình căng chỉ ngang với nút thắt cuối cùng.
2. Độ căng vợt tennis tiêu chuẩn
Thông thường mỗi hang sản xuất vợt sẽ đưa ra khuyến cáo cho người dùng về độ căng của cây vợt đó. Nếu bạn là một người mới đi đan lưới vợt tennis lần đầu thì hãy dựa theo chỉ dẫn trên đó. Ví dụ một cây vợt có ghi thông số Tension là 23 - 27kg, điều đó có nghĩa là bạn sẽ đan lưới trong khoảng từ 23 đến 27kg. Cứ như thế sau một thời gian chơi bạn sẽ tự tìm ra được mức căng lưới phù hợp với bản thân.
- Có tổng cộng hai mức căng dây phổ biến:
Độ căng dây cao
Đăn lưới vợt theo độ căng cao sẽ giúp vợt tăng khả năng kiểm soát và đồng thời sẽ làm giảm đi khả năng trợ lực của vợt. Bên cạnh đó, việc căng mức lưới quá cao sẽ khiến khung vợt trở nên cứng hơn dẫn đến chấn thương khuỷu tay tennis.
Độ căng dây thấp
Khác với cách đan lưới vợt tennis trên, kiểu căng dây với mức độ này sẽ tạo cho người chơi một khả năng trợ lực đáng kinh ngạc và cungx làm giản độ kiểm soát khiến bóng không đi đúng ý của ta. Ngoài ra nếu đan lưới thấp hơn bình thường quả bóng se bị trượt khỏi lưới và gây khó khăn cho bạn.
Sau đây là thông số Tension của một vài dòng vợt nổi tiếng:
Yonex Ezone 100L: 21 - 27kg
Wilson Pro Staff 97L: 23 - 27kg
Babolat Pure Aero Team: 22 - 26kg
Head Graphene 360+ Speed S: 21 - 25kg
Vậy là thông qua bài viết này bạn đã học được những bước đơn giản và cách đan lưới vợt tennis dễ dàng và hiệu quả. Việc đan lưới đúng cách không chỉ giúp nâng cao chất lượng trận đấu của bạn mà còn tạo ra sự thoải mái và tăng cường độ bền cho vợt của bạn.