Phương pháp và kỹ thuật bắt lưới tennis hiệu quả

18-07-2023 11:39
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 62 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Bắt lưới tennis đòi hỏi vận động viên phải có sự nhanh nhẹn và kỹ thuật tốt để bắt được những quả bóng bay nhanh. Khi bắt lưới, vận động viên cần phải đánh trả bóng một cách chính xác để mang lại hiệu quả, nếu không bạn sẽ phải trả giá. Và không để các bạn đợi lâu, trong bài viết này Shop VNB sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết kỹ thuật bắt lưới tennis để dễ dàng đánh bại đối thủ.

Để hiểu rõ các động tác khi di chuyển lên lưới, các bạn có thể tham khảo video hướng dẫn dưới đây:

Khái niệm về bắt lưới tennis và các yêu cầu cơ bản cần thiết cần có để thực hiện kĩ thuật này

Kỹ năng bắt lưới trong tennis bao gồm cả việc di chuyển và đánh trả bóng.

Trước khi bắt lưới, vận động viên cần phải chuẩn bị tư thế đứng đúng để có thể di chuyển linh hoạt.

Khi bắt lưới, vận động viên cần phải đánh trả bóng một cách chính xác để trả lại bóng về phía đối thủ. Để làm được điều này, vận động viên cần phải đánh trả bóng ở vị trí phía trên đầu hoặc trên vai để có thể tạo ra một lực đẩy mạnh mẽ để đẩy bóng trở lại phía đối thủ.

Khi đánh trả bóng, vận động viên nên đánh một cú xoay để tạo ra sự xoáy trên quả bóng tạo ra sự khó chịu cho đối thủ. Kỹ năng bắt lưới tennis thường có hai kiểu là volley và smash.

Các bước cơ bản để thực hiện một cú Volley bắt lưới trong đánh đơn

- Tư thế cầm vợt

Những người mới chới có thể tập làm quen với cách cầm vợt kiểu Eastern Forehand hay Eastern Backhand. Tuy nhiên, cách cầm phổ biến hiện nay khi thực hiện các pha bắt lưới tennis là kiểu cầm số 2 Continental, tay không thuận còn lại thả lỏng tự nhiên, ngón trỏ đặt lên vị trí chống rung trên mặt vợt và các ngón tay còn lại nắm bao quanh cổ nối (hình ảnh). Đưa đầu vợt hướng lên trời thẳng ngang tầm mắt, tránh việc đưa lên quá cao hoặc quá thấp, hơi gấp khúc khuỷa và hai tay thả lỏng thoải mái

Lưu ý: Tránh đưa vợt sang hẳn một bên sẽ khiến bạn mất thời gian xoay chuyển khi bóng đi sang bên ngược lại, tốt nhất là bạn phải để giữa cơ thể.

- Tư thế chân và thế đứng

Để di chuyển hiệu quả bạn nên hạ trọng tâm càng thấp càng tốt, mở rộng chân và gập gối, chiều rộng giữa hai chân tối thiểu bằng chiều dài của cây vợt tennis. Đồng thời trong suốt quá trình hạ trọng tâm bạn phải liên tục thực hiện các bước dặm nhỏ tại chỗ để cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng phản ứng với các pha trả cầu ngược lại từ phía đối thủ, từ đó có đủ thời gian để di chuyển và kịp thời bắt volley để ghi điểm.

Lưu ý về độ thăng bằng: nếu như bạn đổ trọng tâm về một phía và tay vợt đối diên trả giao bóng về phía bên kia, bạn sẽ gặp khó khăn để đảo trọng tâm/lấy đà. Bạn thường thấy những người bắt lưới hay đảo trọng tâm vài lần trên các ngón chân (chính xác là mũi bàn chân) trước khi người giao bóng phía họ serve. Nếu bạn đã đứng ở vị trí sẵn sàng, hạ thấp trọng tâm thì cũng không nhất thiết phải đảo người trên các mũi bàn chân.

- Thời điểm xuất phát

Thời điểm tốt nhất để xuất phát lên lưới là ngay trước khi người trả bóng chạm bóng hoặc, sẽ tốt hơn, là vào thời điểm đối phương đánh vào bóng. Nói cách khác, bạn hãy di chuyển khi người trả bóng tập trung vào việc đánh trúng bóng như thế đối phương sẽ không để ý đến việc di chuyển của bạn.

- Hướng di chuyển và động tác tay khi thực hiện các cú volley

Bắt lưới tennis thuận tay (Volley Forehand)

Khi di chuyển, cần chú ý di chuyển theo đường chéo, mỗi lần di chuyển từ một bên và tiến lên phía trước. Thông thường người chơi tennis hay có xu hướng di chuyển ngang vì họ đã đứng quá gần lưới. Bằng việc tiến lên trước, bạn có thể tận dụng đà của cơ thể để tác động vào bóng, làm tăng cơ hội đánh ra một quả volley khó đỡ.

Đưa vợt và mũi chân chếch một góc 45 độ theo hướng quả bóng và sau đó đưa thân người và chuyển trọng tâm vào quả bóng. Điều lưu ý là người chơi không được mở rộng quá tay quá nhiều sẽ dễ gây chấn thương bả vai và tiếp xúc bóng bị muộn.

Đảm bảo tư thế sẵn sàng theo sau cú áp sát lưới của bạn, hoặc bất cứ lúc nào bạn đang lên lưới. Điều này sẽ giúp bạn vô lê một cách chính xác. Khi nhìn thấy đối thủ thực hiện cú đánh trả, bạn phải chuẩn bị hai phương án là đối thủ đánh hay lốp ra sau bằng cách ngay trước khi đối thủ đánh bóng, hãy nhấc gót chân khỏi mặt đất như vậy bạn có thể duỗi trước các cơ chân và nhấc các ngón chân khi bạn di chuyển tới trước để vô lê, hoặc khi bạn xoay và lùi lại để đón cú lốp.

Nếu đối thủ đánh một cú tấn công cuối sân, hãy bước chéo tới trước về phía trụ lưới để chạm vào bóng. Hãy nhớ rằng bạn càng đến gần lưới bao nhiêu, bạn càng dễ dứt điểm bấy nhiêu. Nếu bạn chạy song song với lưới, đường bóng nào được đánh chéo góc sắc bén sẽ chỉ đi xa bạn hơn.

Bắt lưới tennis trái tay (Volley Backhand)

Nguyên tắc đánh ở đây về căn bản giống như với cú vô lê quả phải. Một điểm khác nhau là khi bạn bước tới trước để chạm bóng, hãy nghĩ đến các khớp đốt ngón tay với ra ngoài để chặn bóng, và không phải là lòng bàn tay. Đồng thời, cánh tay không đánh bóng có thể làm việc thay cho bạn bằng cách bợ vào cổ của vợt khi lấy đà ra sau. Nhưng giữ cho bàn tay này vào cùi chỏ cao ở ngoài cách xa thân người để mặt vợt luôn luôn thẳng hàng với quả bóng đang đi tới, và không ngả ra sau.

Lúc bóng rời khỏi vợt của đối thủ, đồng thời hãy quay vai của cánh tay đánh bóng về phía lưới và đổi kiểu cầm vợt từ Eastern Forehand sang Eastern Backhand. Rồi di chuyển chéo tới trước, chạm bóng ở trước thân người cách từ 15cm đến 25cm ở mức ngang mắt. Trọng lượng thân người của người chơi chuyển từ chân sau ra chân trước khi bạn chạm bóng, và đầu vợt giữ hướng lên trên và đà đi của vợt kết thúc cao. Việc phát ra lực vào cú đánh này bằng động tác duỗi người tới trước của cơ thể và bằng cách giữ cánh tay đánh bóng dang ra, tránh gập cùi chỏ và ném đầu vợt tới bóng.

Khi thực hiện bắt lưới tennis, người chơi sẽ chạm bóng tại mặt trước thân người, như với cú đánh cuối sân quả phải và quả trái, nhưng thường bóng sẽ được đánh hơi cao hơn đối với các cú cuối sân. Mục tiêu là giữ vợt, và bóng cao bằng nhau khi đánh bóng. Có nghĩa là cú vô lê thấp sẽ có thể rất khó. Hãy nhớ rằng, bóng chẳng hề biết rằng bạn đánh vô lê hai tay hay một tay. Nó chỉ biết rằng vợt phải được nhắm đúng hướng tại điểm chạm bóng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách giao bóng tennis hiệu quả và chuẩn cho người mới chơi.

Chiến thuật bắt lưới tennis cơ bản trong đánh đôi

Trong đánh đôi, các tư thế và kĩ thuật bắt lưới tennis cũng tương tự như đánh đơn, tuy nhiên người chơi bắt lưới trong đánh đôi sẽ có thời gian và sự chuẩn bị hơn nhờ sự bọc lót phía sau của đồng đội. Chính vì thế vai trò càng đè nặng lên người bắt lưới khi nó chính là chìa khóa quan trọng để hạ đối thủ. Để bắt lưới tennis hiệu quả trong đánh đôi thì đưa ra chiến thuật hợp lý là vô cùng quan trọng, dưới đây là 6 chiến thuật phổ biến nhất trong tennis.

- Tiếp cận lưới

Cố gắng chiếm lĩnh  lưới liên tục trong một trận đấu tay đôi,  bạn có thể  tạo nên áp lực lên đối thủ của mình. Bạn phải tìm cách đánh bóng vào chân đối thủ, khi đó đối thủ bắt volley sẽ khó thành công. Việc tiếp cận gần lưới trong đánh đôi quạn trọng hơn đánh đơn rất nhiều, bởi lẻ trong đánh đôi rất khó ăn điểm trong các pha đánh thông thường, bắt buộc người chơi đánh lưới thực hiện các pha tiếp xúc bóng trên lưới để có góc dứt điểm rộng và có cú smash xuống sân ghi điểm.

- Bắt lưới đưa bóng vào giữa sân

Khi đánh vào giữa sân đối thủ sẽ hay bị nhường nhau và khắc phục tình huống này bằng cách người thuận tay sẽ thực hiện cú đánh. Ở giữa sân, đối thủ sẽ có góc đánh hẹp hơn và phải đứng xa nhau để chặn bóng, dễ dàng tạo ra khoảng trống trên sân và tạo ra cơ hội ghi điểm cho bạn và đồng đội Đánh bóng vào chân người đứng lưới.

- Di chuyển linh hoạt trên lưới

Chiến thuật này bạn nên sử dụng thường xuyên khi ở trên lưới trước khi đối thủ của bạn chuẩn bị tấn công, điều này sẽ gây áp lực cho đối thủ của bạn. Người chơi Tennis cơ bản được đào tạo khi đánh đôi không được đánh vào người chơi trên lưới trong đội của mình chính vì thế họ cố gắng thay đổi hướng đánh bóng để tránh đánh đúng vào người bắt lưới, điều này sẽ làm cho các cú đánh của họ sảy ra nhiều lỗi khi phải đưa ra quyết định đánh ở đâu trong thời gian ngắn. Nếu bạn đang ở trên lưới, bạn cần tạo ra sự áp lực bằng cách di chuyển từ bên này sang bên kia và sẽ có cơ hội tìm được một cú vô lê dễ dàng và dành được điểm số.

- Đánh sâu quả bóng xuống cuối sân

Khi quả bóng đi sâu xuống cuối sân đòi hỏi đối thủ phải lùi về để thực hiện cú trả bóng, từ đó bạn sẽ có nhiều thời gian di chuyển để thực hiện các pha bắt lưới tennis. Đặc biệt ở những tình huống cuối sân trái tay, đối thủ sẽ trả bóng với lực yếu và bóng đi chậm, đây sẽ là cơ hội để bạn tràn lưới nhanh và thực hiện một pha volley uy lực kết liễu đối thủ.

- Đánh vào chân đối thủ

Những cú volley thấp được tính từ đùi đến mắt cá chân thường sẽ bắt khó hơn những cú volley từ ngang ngực hoặc vai của bạn.Đánh bóng vào chân đối thủ sẽ có bất lợi lớn và thường họ có cứu bóng được thì bóng sẽ nảy lên cao, lúc này việc đơn giản là thực hiện cú smash ghi điểm.

Đặc biệt, đánh bóng vào chân còn giúp giảm sức mạnh và tầm kiểm soát của đối thủ. Tuy nhiên, để thực hiện kĩ năng bắt lưới tennis này hiệu quả, người chơi cần phải có kỹ năng kiểm soát bóng tốt và có thể xác định điểm đánh chuẩn xác. Bạn có thể sử dụng một cú đánh tospin cực mạnh vào chân của đối thủ hoặc đánh một cú volley nhẹ ở mức thấp dưới chân đối thủ.

- Đánh vào trái tay đối thủ

Hầu hết người chơi đều có cú đánh trái yếu hơn bên thuận tay. Bạn nên tận dụng điều này để ép đối thủ chơi yếu hơn,khi đó sẽ giúp bạn có thời gian tràn lên tấn công và thực hiện các pha bắt lưới tennis đa dạng.

Nhìn chung, bắt lưới có vai trò quan trọng trong việc phòng ngự và tấn công trên sân. Đặc biệt là trong đánh đôi. Khi đối thủ đánh bóng quá cao, bắt lưới có thể sử dụng kỹ năng smash để tấn công và ghi điểm cho đội. Ngoài ra, khi đối thủ đánh bóng quá yếu, bắt lưới tennis có thể sử dụng kỹ năng đánh volley vào các góc trống của sân để tấn công và đưa bóng về phía đối thủ.

Xem thêm: các sản phẩm vợt tennis chất lượng chính hãng tại Shop VNB.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng