Những điều bí ẩn phía sau sự khắc nghiệt của mặt sân tennis đất nện

30-06-2023 08:33
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 62 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Thông qua việc tìm hiểu về mặt sân tennis đất nện, độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan về cấu trúc, vật liệu và đặc tính của mặt sân này.  Bài viết này cũng sẽ giúp mọi người hiểu rõ về lịch sử phát triển và đặc điểm của mặt sân đất nện, cũng như hướng dẫn về kỹ thuật chơi và các giải đấu quan trọng trên mặt sân này. Cùng VNB đi tìm hiểu ngay thôi nào các bạn nhé.

Đặc điểm cấu tạo về mặt sân đất nện 

Mặt sân tennis đất nện luôn mang sự khắc nghiệt bởi màu sắc mà nó mang lại, một màu đỏ nóng bỏng và rực lửa bao trùm trên sân. Nếu nhìn trên truyền hình, ai cũng thấy mặt sân đất nện truyền thống có màu đỏ gạch. Màu đỏ này được tạo nên bởi lớp bột gạch được rải đều trên mặt sân dày khoảng 2 milimet và nó lấn át màu trắng của lớp đá vôi phía dưới. Và nhờ lớp bột gạch đặt biệt này, mỗi lần bóng nảy trên sân sẽ lưu lại dấu vết, nhờ đó mà các trọng tài biên dễ dàng xác định được bóng ở trong hay ngoài sân bằng mắt thường mà không cần đến sự hỗ trợ của mắt diều hâu Hawkeye.

Cấu trúc bên dưới sân đất nện được làm bằng nhiều nguyên liệu khác như đá phiến, đá hoặc gạch nghiền nhỏ. Bề mặt này làm chậm bóng và tạo ra độ nảy chậm và cao so với các bề mặt khác. 

Thông thường, mặt sân tennis đất nện gồm cấu tạo 4 lớp từ trên xuống bao gồm lớp bột gạch nung, lớp bột đá vôi được nén chặt để cố định lớp nền gạch nung được bằng phẳng, lớp xỉ than để thấm hút ẩm và lớp cuối cùng là lớp sỏi lớn để thoát nước. Ngoài ra, người ta còn đặt một hệ thống ống thoát nước phía dưới lớp đá vôi.

Cốt nền được xây hệ thống các kênh thu nước tập trung cũng theo quy trình, dưới là hệ thống gom nước to trên nhỏ dần nằm xen hợp lý giữa các lớp hạt nền. Chính vì thế, nước trên mặt sân được thu gom theo chiều thẳng đứng và hoàn toàn tự nhiên. Các lớp hạt không chênh nhau quá lớn nên đảm bảo hơi ẩm được giữ lại, mặt sân không phải tưới nước nhiều, bảo quản dễ dàng, không bị phai màu, không làm mặt sân bị nứt nẻ như những sân làm bằng bột đất sét.

Mặt sân đất nện ở Roland Garros được cấu tạo bởi 5 lớp. Dưới lớp bột gạch là lớp đá vôi dày khoảng 8 centimet được nén chặt bằng máy ủi. Bên dưới lớp đá vôi lần lượt là lớp đá nung (clinker), giúp lớp đá vôi bên trên có độ ẩm thích hợp. Và để làm “mềm” sân, người ta thường phun nước lên để mặt sân không bị khô cứng dưới ánh nắng. Dưới lớp đá nung là lớp sỏi dày khoảng 30 centimet có tác dụng thoát nước và lớp đá dăm cuối cùng sẽ giúp nước thoát ra hoàn toàn khỏi sân đấu. Cấu tạo độc nhất vô nhị này của sân đất nện giúp cho các tay vợt vẫn có thể thi đấu trên mặt sân này ngay cả khi trời mưa nhỏ. Và đặc biệt hơn, một ngày trước khi các trận đấu diễn ra, người ta phải phun ngập nước lên mặt sân, chứ không phải lo dùng bạt che kín như mặt sân cứng và sân cỏ.

Sự ra đời và phát triển của mặt sân tennis đất nện

Quần vợt lần đầu tiên được chơi trên cỏ, bắt đầu từ năm 1860 trên những sân đấu ở Wimbledon. Do chi phí tổ chức thi đấu trên mặt sân cỏ rất đắt đỏ với nhiều công đoạn tốn nhiều chi phí để trồng cỏ và quá trình bảo dưỡng mất nhiều thời gian nên phương án tìm ra một loại mặt sân tennis khác bình dân hơn và tốn ít chi phí hơn được nảy ra.

Trong khoảng thời gian này, Anh em sinh đôi người Anh là Renshaw - William Renshaw và Ernest Renshaw đã đề xuất ý tưởng thi đấu trên mặt sân đất nện. Vào năm 1878 thì hai anh em này trong lúc đang ở vùng bở biển phía Nam nước Pháp, nơi có khí hậu ôn hòa hơn, dễ thi đấu quần vợt hơn đã bắt đầu sử dụng những mảnh đất nung của chậu hoa vỡ để nghiền ra thành bột mịn sau đó rải trên sân tennis. Với loại bột này, anh em Renshaw có thể thi đấu một cách lăn xả hơn. Sau đó, họ còn nhận ra rằng, ngoài việc nghiền nát các chậu hoa bằng đất nung, họ cũng sẽ thu được kết quả tương tự nếu nghiền nát gạch và biến chúng thành bột mịn hơn.Trong khoảng thời gian vừa xuất hiện nó tạo ra trào lưu xây dựng sân đất nện ở nhiều nơi tại châu Âu và sân đất nện chính thức được ra đời.

Ở giai đoạn đầu từ khi mới sơ khai, mặt sân đất nện không có quy chuẩn nghiêm ngặt về kết cấu và đặc tính. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và những nghiên cứu liên quan đến sân đất nện, mặt sân này đã trở nên chuyên nghiệp hơn và được xây dựng theo các tiêu chuẩn cụ thể. Các chất liệu đã được sàng lọc và kĩ càng hơn để đảm bảo độ nhẵn và mịn. Mặt khác, công nghệ xây dựng và quản lý sân tennis đất nện đã tiến bộ đáng kể. Sự đổi mới trong hệ thống thoát nước đã giúp sân đất nện khô nhanh hơn sau mưa và tránh tình trạng nước ngập. Điều này giúp duy trì điều kiện chơi tốt và giảm nguy cơ trượt chân cho người chơi. 

Tiến bộ về công nghệ vật liệu đã giúp tạo ra mặt sân đất nện hiện đại và bền bỉ hơn. Vật liệu như gạch đất nén và hỗn hợp cát-sét đã được sử dụng để nâng cao độ bền và độ ổn định của sân. Đồng thời, các phụ gia và hợp chất đặc biệt đã được áp dụng để cải thiện tính chất bám và ma sát giữa giày và bề mặt sân, tạo điều kiện thuận lợi cho các cú đánh và di chuyển trên mặt sân đất nện.

Xem thêm: Để hiểu rõ về đặc tính của các loại sân tennis, các bạn có thể tham khảo bài viết về các loại sân tennis khác và sự khác biệt của chúng như thế nào nhé.

Các biến tấu của mặt sân đất nện ngày nay

Cấu tạo sân tennis đất nện ở Pháp được xem là chuẩn nhất khi nơi đây được nghiên cứu và chuẩn bị để chuẩn bị các mặt sân để tổ chức các mặt sân. Theo thống kê mỗi năm, người Pháp tốn gần 50 tấn bột nghiền từ gạch đỏ rắc trên 20 sân đấu của Roland Garros.

Ở Châu Âu và Nam Mỹ, người ta không dùng lớp đá vôi mà dùng toàn bộ lớp bột gạch với kích thước hạt tăng dần từ trên xuống dưới.

Ở Mĩ, mặt sân tennis còn được cải tiến mới bằng cách sử dụng loại đá granit được nghiền nhỏ, loại đá này có đặc điểm cứng hơn loại đất nung nên người chơi hạn chế khả năng trượt trên sân.

Đặc biệt hơn khi ở những giải đấu như Davis Cup và Fed Cup. Sân đất nện được tạo ra với độ nhanh chậm khác nhau để tạo ra lợi thế cho các đội chủ nhà nhưng tiêu chuẩn vẫn đảm bảo trong mức cho phép của Liên đoàn quần vợt thế giới.

Tại sao sân tennis đất nện được xem là nơi thách thức sự bền bỉ của các VĐV hàng đầu thế giới

Mặt sân mà nhiều chất dơ bẩn sẽ dính vào vớ, quần áo thi đấu của các tay vợt ngay cả khi thời tiết rất khô ráo. Mặt sân đất nện này cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thời tiết ẩm ướt, nếu trời mưa, mặt sân này sẽ thành một bãi lầy nhầy nhụa, và đó chính là cơn ác mộng cho những tay vợt mạnh về giao bóng. Mặt sân này trái ngược hẳn so với mặt sân cỏ và mặt sân cứng, nơi bóng nảy chậm hơn, những nhà vô địch, vì thế cũng đã “bị” thay đổi bộ mặt.

Trong giai đoạn hình thành và phát triển, các tay vợt phải làm quen và tích luỹ kinh nghiệm để áp dụng “bộ pháp” thi đấu kiểu khác khi thi đấu trên mặt sân đất nện này - đó là ít di chuyển, sử dụng lối trượt khi tiếp xúc với mặt sân. Việc bóng đi chậm cũng giúp các tay vợt chơi phòng thủ có thêm chút ít thời gian cứu bóng trong khi một pha bóng đó trên một mặt sân khác đã là “cú kết liễu không thể đón đỡ”. Điều này biến những tay vợt chơi phòng thủ thành “chuyên gia” sân đất nện”.

Roger Federer và Novak Djokovic là hai tượng đài của nền tennis thế giới nhưng cũng mới một lần duy nhất vô địch Pháp mở rộng trong sự nghiệp hiển hách của mình. Từ làm quen tới thống trị mặt sân đất nện là thử thách khó khăn cho cả Federer lẫn Djokovic. Điều đó cũng đủ cho thấy được sân tennis đất nện khắc nghiệt đến mức độ như thế nào. Rafael Nadal được xem là "ông vua trên mặt sân đất nện" với những pha phòng thủ sở trường cùng sự dẻo dai và bền bỉ thể lực để đem về cho mình 14 chức vô địch ở giải Rolland Garros, một con số kỷ lục không thể phá vỡ.

Ngày nay, nếu như trên mặt cỏ Wimbledon, bóng thường nẩy không quá đầu gối thì tại Roland Garros, trái bóng có thể nẩy tới khoảng 1m30 trong những cú đánh xoáy mạnh. Đó là sự khác biệt lớn giữa hai mặt sân, buộc các tay vợt phải điều chỉnh lối chơi và nếu không kịp thích nghi thì sẽ gặp nhiều bất lợi trên mặt sân đất nện. Nhưng yếu tố quan trọng nhất quyết định đến chiến thắng không còn là kĩ năng cá nhân mà chính xác hơn đó là một nguồn thể lực cực kỳ dồi dào và một cái đầu lạnh để đủ bình tĩnh tạo nên một pha bóng gây khó khăn cho đối thủ.

Chiến thuật chơi trên mặt sân tennis đất nện 

Một khác biệt lớn khác nằm ở tốc độ trái bóng. Trên sân tennis đất nện, bóng sau khi chạm đất sẽ giảm 44% so với vận tốc ban đầu. Con số này trên mặt sân cỏ chỉ là 33%. Do đó người chơi phải có chiến lược phù hợp để bảo toàn thể lực của mình nhiều nhất có thể.

Trên mặt sân cỏ và sân cứng, những cú giao bóng tốt phát huy hiệu quả rất cao nhờ tốc độ bóng đi nhanh. Kỹ thuật lên lưới cũng được ưa chuộng trên mặt sân này. Nhưng trên sân đất nện, do tốc độ trái bóng chậm hơn khi bột đát nung ma sát làm giảm tốc độ đáng kể nên các tay vợt thích dùng lối đánh cuối sân. Họ có nhiều thời gian hơn để tính toán cho một cú đánh, thay vì lên lưới để nhận lại nhiều rủi ro

Chính quỹ đạo đường bóng trên sân tennis đất nện đã khiến đa số VĐV chọn lối chơi ở đường baseline để kiểm soát bóng dễ dàng hơn. Tuy nhiên đòi hỏi họ phải chạy nhiều và tốn nhiều sức để đưa được trái bóng qua bên phần sân đối thủ đủ khó để ghi điểm, điều này là một thách thức không hề nhỏ về thể lực. Ngoài ra chính vì việc hay lùi sâu cuối sân nên những trái bỏ nhỏ tinh tế sát lưới sẽ là vũ khí vô cùng lợi hài để người chơi ép đối phương phải chạy lên lưới.

Trên mặt sân đất nện, Nadal thường cứu bóng bằng những cú trượt dài tài tình và kịp thời. Đây là điểm mạnh của tay vợt người Tây Ban Nha, giúp anh dễ dàng chuyển trạng thái từ phòng ngự sang phản công. Nhưng trên mặt sân cỏ và sân cứng, những cú trượt dài là không thể. Thay vào đó, các tay vợt phải dùng những bước di chuyển nhỏ để giữ trọng tâm tốt hơn. Nói vậy để thấy chơi trên mặt sân đặc thù như đất nện rất cần những kỹ thuật đặc thù từ đánh bóng, di chuyển cho tới giữ trọng tâm. Nadal giữ trọng tâm cao giúp anh dễ dàng đối phó với trái bóng nảy cao tại Roland Garros. Trong khi đó, phần lớn các tay vợt hàng đầu giữ trọng tâm thấp do đã quen với trái bóng nảy thấp trên mặt sân cỏ.

Các giải đấu trên mặt sân đất nện

Hiện nay, ngoài giải Grand Slam diễn ra ở Pháp - Rolland Garros thì còn có nhiều giải thuộc hệ thống ATP và WTA được liên đoàn quần vợt thế giới tổ chức trên sân tennis đất nện để người chơi tích luỹ điểm cũng như tập luyện để hướng đến mục tiêu cao hơn. Có thể kể đến bao gồm:

- Charleston Mở rộng: tổ chức các giải WTA dành cho nữ

- Houston Mở rộng: thuộc hệ thống ATP 250 dành cho nam

- Barcelona Mở rộng: ATP 500 dành cho nam

- Madrid Mở rộng: thuộc hệ thống WTA 1000 và ATP 1000 dành cho cả nam và nữ

- Italian Mở rộng: thuộc hệ thống ATP 1000 dành cho na

Tổng quan, mặt sân đất nện trong tennis là một phần không thể thiếu của thế giới tennis, mang lại những trận đấu kịch tính và trải nghiệm thú vị cho người chơi và khán giả. Qua bài viết này, hy vọng rằng người đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng về mặt sân đất nện và đóng góp của nó vào sự phát triển và tiến hóa của môn thể thao tennis. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và những cải tiến trong xây dựng mặt sân, mặt sân đất nện đang tiếp tục phát triển và cung cấp cho người chơi một trải nghiệm ngày càng tốt hơn. Các xu hướng mới trong thiết kế sân và công nghệ vật liệu đã tạo ra những sân đất nện hiện đại và bền bỉ, mang lại lợi ích cho cả người chơi và khán giả. Ở Việt Nam, mặt sân tennis đất nện vẫn còn rất hạn chế, hầu như đa số đều là sân cứng. Tuy nhiên trong tương lai gần, những người chơi sẽ có cơ hội trải nghiệm mặt sân này khi môn thể thao phát triển hơn nữa. Ngoài ra, các bạn đừng quên ghé tại các chi nhánh ShopVNB để để sắm cho mình những dụng cụ như vợt tennis, giày tennis,..để giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn nhé.

Xem thêm: các mẫu vợt tennis chất lượng chính hãng mới nhất tại ShopVNB.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng