Luật chơi cầu lông: Đánh Đơn và Đánh Đôi

24-06-2023 14:40
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 62 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Đánh đơn và đánh đôi luôn phải theo tuân theo luật chơi cầu lông cụ thểcủa từng nội dung,  chúng ta cùng tìm hiểu về những bộ luật này trong bài viết sau nhé!

1. Luật chơi cầu lông Đánh đơn

Theo luật cầu lông đơn, phạm vi giao và nhận cầu trong đánh đơn được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía trong và vạch giao cầu dài (cũng chính là đường biên ngang cuối sân).

Mỗi phần sân sẽ được chia làm 2 nửa trái phải. Khi giao hoặc nhận cầu, người chơi sẽ đứng ở 1 trong 2 vị trí nửa bên trái hoặc nửa bên phải, tùy thuộc vào điểm số hiện có của người giao cầu. Người nhận cầu sẽ đứng ở phần sân đối diện chéo nhau so với người giao cầu. Cả 2 người chơi khi giao nhận cầu không được đứng chạm đường biên.

Nếu người giao cầu có điểm số chẵn (0, 2, 4, 6, 8,...), họ sẽ thực hiện giao cầu ở nửa phần sân bên phải trên sân của mình. Người nhận cầu sẽ thực hiện nhận cầu ở nửa phần sân bên phải trên sân của mình.

Nếu người giao cầu có điểm số lẻ (1, 3, 5, 7,...), họ sẽ thực hiện giao cầu ở nửa phần sân bên trái trên sân của mình. Người nhận cầu sẽ thực hiện nhận cầu ở nửa phần sân bên trái trên sân của mình.

Theo luật thi đấu cầu lông đơn cũng như cầu lông đôi, một khi vợt bắt đầu chuyển động về phía sau người giao cầu, bất kỳ trì hoãn nào cho việc giao cầu được xem là bất hợp lệ. Khi giao cầu, vợt phải đặt thấp hơn hoặc bằng 1.15m tính từ mặt sân trở lên. Khi đánh cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới. Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục từ lúc bắt đầu giao cầu cho đến lúc đánh đi. Đường đi của cầu sẽ từ dưới vượt qua lưới và rơi vào ô người nhận cầu.

Luật Chơi Cầu Lông

Điểm ban đầu là 0-0, bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ là người chiến thắng ván đấu đó.

Một bên sẽ ghi thêm 1 điểm vào tổng điểm của mình khi quả cầu chạm vào mặt sân bên phía đối thử do đối thủ không thể đánh trả hoặc đối thủ phạm lỗi khi đánh trả.

Trong trường hợp điểm số 2 bên là 20-20, bên nào ghi được 2 điểm cách biệt trước (ví dụ 22-20, 23-25,...) sẽ chiến thắng ván đấu đó.

Trong trường hợp điểm số 2 bên là 29-29, bên nào ghi được 30 sẽ là bên giành chiến thắng.

Xem thêm: 12 Luật Chơi Cầu Lông Bạn Cần Nắm Vững

2. Luật chơi cầu lông Đánh đôi

Một VĐV bên giao sẽ giao cầu bên phải nếu chưa ghi điểm hoặc ghi điểm chẵn. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao từ ô giao cầu bên trái khi ghi điểm lẻ.

VĐV giao cầu lần cuối của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó, VĐV này đã thiện hiện lần giao cầu cuối. Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội còn lại.

 Luật Chơi Cầu Lông

Kết quả hình ảnh cho tính diểm trong cầu lông

VĐV bên nhận đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu. VĐV không thay đổi vị trí đứng tương ứng cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.

Lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có.

Quả cầu sau khi được đánh trả sẽ luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao và một trong hai VĐV của bên nhận cho đến khi cầu không còn trong cuộc.

Nếu bên giao cầu thắng, tiếp tục thực hien jquar giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại. Nếu bên nhận cầu thắng, sẽ trở thành bên giao cầu mới.

Khi bắt đầu một ván cầu lông, quyền giao cầu được chuyển tuần tự từ người giao cầu đầu tiên ở ô giao cầu bên phải đến đồng đội người nhận đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên đến người nhận cầu đầu tiên, trở lại người giao cầu đầu tiên và cứ thế tiếp tục.

Không VĐV nào được giao cầu sai phiên hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp. Bất kỳ VĐV nào bên thắng cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp, và bất kỳ VĐV nào bên thua cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp.

Theo luật  mới của BWF, khi giao cầu, vợt phải đặt thấp hơn hoặc bằng 1.15m tính từ mặt sân trở lên. Sẽ có trọng tài giao cầu giám sát chiều cao pha giao cầu mỗi khi vận động viên phát cầu. Đối với các giải phong trào không có trọng tại giao cầu, đa số sẽ qui định điểm giao cầu cho phép là từ dưới thắt lưng người giao trở xuống.

Xem thêm: Biên bản thi đấu cầu lông chuẩn nhất theo Liên Đoàn cầu lông VN

3. Đổi quả cầu trong trận đấu.

Trong một cầu sẽ có lúc quả cầu lông bị hư hại như gãy lông, móp cầu, cầu và đế cầu xúc khỏi nhau trong quá trình sử dụng. VĐV muốn đổi cầu phải có sự đồng ý của trọng tài chính thì mới được đổi sang quả cầu mới. Trong trường hợp quả cầu vẫn còn sử dụng được, trọng tài chính có quyền không đồng ý đổi cầu và trận đấu được tiếp tục với quả cầu vừa rồi.

4. Đổi sân trong trận đấu

Trong quá trình thi đấu, 2 bên sẽ đổi sân cho nhau tại các thời điểm:
- Sau khi kết thúc ván đấu đầu tiên.
- Sau khi kết thúc ván đấu thứ 2 với tỷ số chung cuộc là hòa, 2 bên phải tiến hành ván đấu thứ 3.
- Trong ván đấu thứ 3, một trong 2 bên ghi được điểm 11 trước.
Việc đổi sân được thực hiện khi pha cầu đã kết thúc, 2 bên được phép nghỉ giữa trận trước khi bắt đầu pha cầu tiếp theo sau khi đổi sân.

Xem thêm: Nơi Bán Vợt Cầu Lông Chính Hãng Giá Rẻ Toàn Quốc

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng