Nguyên nhân, các biểu hiện đau vai khi đánh cầu lông và cách xử lý, khắc phục

10-04-2024 15:33
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Đau vai khi đánh cầu lông là hiện tượng hay gặp phải khi chúng ta mới bắt đầu chơi hay tập làm quen bộ môn này hay kể cả những người chơi chuyên nghiệp cũng không thể tránh khỏi. Vậy do nguyên nhân nào khiến chúng ta gặp phải vấn đề này? Hãy cùng Shop VNB tìm hiểu một số nguyên nhân hay gặp và cách xử lý, phòng hờ khi chúng ta gặp phải trường hợp này nhé.

I. Một số nguyên nhân khiến đau vai khi đánh cầu lông

Vai là bộ phận có phạm vi chuyển động lớn nhất so với tất cả các khớp trên cơ thể. Song, điều này đồng nghĩa khớp vai có nguy cơ bị mất ổn định và gặp phải chấn thương rất cao, nhất là khi chơi cầu lông – bộ môn đòi hỏi khả năng chuyển động linh hoạt của vai, cổ tay và cả cánh tay. Sau đây là một nguyên nhân chính gây đau vai khi đánh cầu lông:

  1. Tập luyện sai tư thế, kĩ thuật: Với những người chơi mới bắt đầu tập hay tập quen hoặc tự luyện tập tại nhà, đa phần đều mắc lỗi kỹ thuật như xoay và trở cánh tay liên tục, đưa hai tay lên xuống thường xuyên theo bản năng, khiến bả vai bị tổn thương, hình thành cơn đau cấp hoặc mãn tính.
    Cùng với đó, nếu không khởi động hay giãn cơ trước và sau khi chơi cầu lông thì nguy cơ đau vai trong tương lai rất cao.

  2. Cường độ tập luyện quá sức: Khi tập luyện với cường độ cao, các khớp cơ phải vận động mạnh, liên tục trong thời gian dài, là nguyên nhân khiến cơ chóp xoay vai, gân, dây chằng và ổ khớp bị tổn thương, gây ra đau nhức, khó chịu.

  3. Sử dụng vợt không phù hợp: Đây cũng là một trong những nguyên nhân nhiều chơi hay gặp phải. Cụ thể, nếu cổ tay không được tốt lại chọn dòng vợt có đầu nặng, điều này gây ra 1 áp lực lớn lên vai dễ dẫn đến chấn thương.

  4. Do vấp ngã, va đập: Các chấn thương từ té ngã và va đập khi chạy hoặc va chạm với đồng đội, làm cho vùng vai bị tác động vật lý mạnh, dẫn đến tình trạng đau nhức.

  5. Ảnh hưởng của bệnh lí: Người chơi có các bệnh lý mãn tính về cơ xương như thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc di chứng từ các chấn thương cũ cũng có thể dẫn đến chấn thương khớp vai khi chơi và tập luyện cầu lông.

Nguyên nhân gây đau vai khi đánh cầu lông

II. Biểu hiện đau vai khi đánh cầu lông

Tình trạng đau vai khi đánh cầu lông đến từ các loại chấn thương khác nhau nên triệu chứng gặp phải có thể không giống nhau, cụ thể:

  1. Giãn hoặc rách dây chằng và bao khớp vai: Khi chúng ta sử dụng lực quá nhiều khi chơi cầu lông khiến cho dây chằng và bao khớp vai bị tổn thương nặng dẫn đến rách, khiến khớp lỏng lẻo và dẫn đến cơn đau dữ dội.

  2. Viêm, rách gân cơ xoay: Tình trạng viêm, rách gân cơ xoay gây ra chứng đau vai cấp và mãn tính làm hạn chế sự vận động của vai. Nếu để lâu thậm chí còn gây mất chức năng vận động của vùng vai và cánh tay

  3. Rách gân: Đây là một trong những chấn thương vai phổ biến khi chơi cầu lông, thường gặp ở vận động viên chuyên nghiệp hoặc người đã có tuổi do lão hóa.Triệu chứng ban đầu của rách gân là cảm thấy đau vai âm ỉ. Sau đó, đau nhiều hơn khi nằm nghiêng, đồng thời cơn đau lan đến cổ hoặc xuống cánh tay. Khi rách gân trở nên nghiêm trọng, gây khó thực hiện động tác như chải đầu, mặc áo hoặc đưa hai tay ra sau đầu.

  4. Chấn thương cơ chóp xoay: Chức năng chính của cơ chóp xoay là kết nối các xương khớp vai với nhau, tạo điều kiện cho khớp vai hoạt động dễ dàng và tránh bị trật khớp. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tổn thương cơ chóp xoay, điều này khiến dây chằng hoặc bao hoạt dịch bị viêm, dẫn đến cảm thấy đau, khó khăn di chuyển tay hoặc nhấc tay lên xuống.

III. Một số các xử lý đau vai khi đánh cầu lông

Để xử trí đau vai khi đánh cầu lông, chúng ta có thể tham khảo 1 số cách sau đây:

  1. Chườm lạnh và chườm nóng: 
    Nếu bị đau vai sau khi đánh cầu lông, bạn nên chườm lạnh cho vùng vai để giảm viêm sưng. Lưu ý, không cho da tiếp xúc với nước đá trực tiếp vì điều này tăng nguy cơ bỏng lạnh. Thay vào đó, hãy bọc đá trong khăn mềm và chườm vào khu vực đau khoảng 20 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ngày, góp phần giảm độ truyền dẫn xung động trên dây thần kinh, giảm kích thích cơ, giảm phản xạ cơ và xoa dịu cơn đau hiệu quả.
    Ngoài chườm lạnh, bạn có thể xen kẽ chườm nóng cho bả vai. Đây là liệu pháp có tác dụng thư giãn cơ và dây chằng, thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau nhức hữu hiệu. Theo đó, sử dụng túi chườm nóng áp lên vai hoặc tắm vòi hoa sen nước nóng mỗi ngày để cải thiện đau vai khi chơi cầu lông.

  2. Nghỉ ngơi: Đa số các trường hợp đau vai khi đánh cầu lông là do người chơi vận động quá sức. Do đó, hãy dành ra thời gian nghỉ ngơi, tạm ngưng luyện tập để cân bằng cơ thể và giúp cơn đau được thuyên giảm nhanh chóng.

  3. Dùng thuốc giảm đau: Quá trình sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên môn, uống đúng liều, đúng thời gian điều trị, để ngăn ngừa tác dụng phụ không đáng có.

  4. Thực hiện các bài tập bổ trợ phục hồi chấn thương giúp tăng hiệu suất phục hồi, tránh vận động mạnh trong thời gian chấn thương chưa phục hồi.

  5. Đối với các trường hợp nặng cần phải thực hiện phẫu thuật, đặc biệt là các trường hợp rách, đứt dây chằng để điều trị dứt điểm tránh các biến chứng.

Một số biện pháp xử lý đau vai khi đánh cầu lông

IV. Một số cách phòng tránh đau vai khi đánh cầu lông

Để phòng ngừa các trường hợp đau vai khi đánh cầu lông chúng ta nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

- Khởi động thật kỹ trước khi chơi cầu lông, dù cho đang luyện tập hay thi đấu.

- Không vận động quá sức, liên tục trong thời gian dài, để khớp vai ít gặp phải áp lực và chấn thương.

- Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên dừng lại, nghỉ ngơi và thả lỏng khớp vai, để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng.

- Tránh tập luyện sai kỹ thuật, tốt nhất là có người theo dõi và điều chỉnh động tác đối với người mới tham gia.

- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ giảm lực trên vai như băng dán cơ, Shop VNB hiện đang có bán các loại băng bó cơ chuyen dụng giúp tăng cường sức mạnh cơ, bảo vệ vùng khớp vai, cũng như giảm nguy cơ chấn thương khi luyện tập và thi đấu, đảm bảo chất lượng.

- Xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung thực phẩm giàu protein, canxi và vitamin D để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời.

- Chọn vợt phù hợp với lối chơi, độ khỏe của vai, cổ tay và cánh tay.

Vậy chúng ta đã tìm hiểu các nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách xử lý và phòng tránh nếu bị đau vai khi đánh cầu lông, Thông qua bài viết, Shop VNB hi vọng đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng nếu phát sinh những trường hợp đau vai và cũng như cách xử lý kịp thời nhanh chóng để có trải nghiệm tốt nhất trong bộ môn này. Chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe và niềm đam mê cầu lông trong chính bản thân mình. 

Xem thêm: Tư vấn cách chọn vợt cầu lông phù hợp

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng