Đánh cầu lông bị đau lưng có gây nguy hiểm không ?
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Đau lưng khi tham gia hoạt động cầu lông không phải là hiện tượng hiếm gặp. Môn thể thao như cầu lông thường gắn liền với động tác có liên quan đến lưng và hoạt động với tần suất nhiều. Chính vì lý do đó mà người chơi các môn thể thao này thường hay bị đau lưng. Vậy nguyên nhân đánh cầu lông bị đau lưng và cách khắc phục cho các vận động viên như thế nào ? Có gây nguy hiểm gì không ? Hãy cùng ShopVNB tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Xác định rõ về cơn đau khi đánh cầu lông bị đau lưng
Đầu tiên phải xác định được cơn đau của mình sau khi đánh cầu lông là như thế nào: nhức, ê ẩm,... Và khi liên quan đến các vấn đề về xương hay đĩa đệm thì chúng ta không thể đánh cầu nữa hoặc không thể đứng thẳng lưng được. Để xác đinh được cơn đau chúng ta hãy làm theo như sau: Thả lỏng cơ thể rồi xoay trái xoay phải, cúi xuống và ngửa ra xem xác định cơn đau của lưng chúng ta nằm ở vị trí nào. Sau chúng ta dùng 2 ngón tay nhấn vuốt theo vùng để xác định rõ vị trí đau và vùng đau thì sẽ biết được chúng ta bị đau ở vùng cơ hay vùng xương và có biện pháp chữa trị.
2. Nguyên nhân đánh cầu lông bị đau lưng
Các nguyên nhân sau đây sẽ gây ra tình trạng đánh cầu lông bị đau lưng:
- Động tác đánh cầu không đúng.
- Hoạt động với cường độ cao, quá liên tục và không có thời gian nghỉ.
- Không khởi động kỹ trước khi bắt đầu chơi khiến cho lưng bị dãn đột ngột.
- Cố vặn xoắn, gập lưng quá mức.
- Tái phát bởi những chấn thương cũ chưa kịp hồi phục.
Ngoài việc đau lưng khi chơi cầu lông, thì sẽ còn rất nhiều chấn thương khác khi chơi cầu lông mà thường hay gặp phải. Các bạn hãy xem thêm bài viết "Những Chấn Thương Khi Chơi Cầu Lông Mà Người Chơi Hay Gặp Phải | Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa" để trang bị thêm cho mình kiến thức.
3. Khi đánh cầu lông bị đau lưng cần xử lý như thế nào?
Khi đánh cầu lông bị đau lưng, có một số biện pháp xử lý có thể thực hiện như sau:
- Ngừng chơi: Đầu tiên, hãy dừng chơi ngay lập tức khi cảm thấy đau lưng. Tiếp tục chơi trong tình trạng đau có thể làm tăng nguy cơ gây hại và làm trầm trọng thêm tình trạng đau.
- Xoa bóp nhẹ: Thực hiện việc xoa bóp nhẹ vùng lưng để giảm căng thẳng và thư giãn cơ bị thắt. Tuy nhiên, hãy nhớ không áp lực mạnh hoặc massage quá sức lên vùng đau.
- Hạn chế cử động: Tránh cử động quá mạnh hoặc gồng gượng vùng lưng. Chỉ nên cử động khi vùng cơ bị thắt lưng đã được xoa bóp nhẹ và cảm thấy thoải mái hơn.
- Tìm tư thế thoải mái: Tìm một tư thế nằm nghỉ hoặc ngồi mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Điều này giúp giảm áp lực và căng thẳng trên vùng lưng bị đau.
- Sử dụng túi chườm lạnh: Đặt một túi chườm lạnh hoặc một gói đá giữa vùng lưng bị đau và da. Áp dụng lạnh trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 15-20 phút) có thể giúp giảm sưng và giảm đau.
- Tìm sự giúp đỡ y tế: Nếu sau khoảng 48 giờ tình trạng đau lưng không giảm hoặc càng trở nên nghiêm trọng hơn, và có các triệu chứng lan tỏa xuống chân, nên đến bệnh viện để được kiểm tra và loại trừ các nguyên nhân gây đau lưng nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng và yêu cầu chụp X-quang để làm rõ tình trạng của lưng và xác định nguyên nhân gây đau.
Lưu ý rằng các biện pháp trên chỉ mang tính chất tạm thời và nhằm giảm nhẹ tình trạng đánh cầu lông bị đau lưng. Nếu tình trạng đau kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị chính xác.
4. Các cách phòng tránh đánh cầu lông bị đau lưng
4.1 Nâng cao thể chất
- Tập luyện tăng cường cơ lưng: Tập trung vào các bài tập tăng cường sức mạnh cơ lưng, cơ bụng, cơ ức, và cơ xéo để nâng cao khả năng hỗ trợ và bảo vệ cột sống.
- Cải thiện độ dẻo dai: Kéo giãn cơ bắp thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi chơi cầu lông, giúp tăng độ linh hoạt và giảm nguy cơ căng cơ.
- Nâng cao thể lực: Tập luyện thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với cường độ vận động cao giúp hạn chế đánh cầu lông bị đau lưng.
4.2 Bài tập làm mạnh cơ lưng và thắt lưng
Người tập nằm sấp, hai tay duỗi thẳng qua đầu với cẳng tay và lòng bàn tay hai bên sát trên sàn nhà. Từ từ nâng tay trái và chân phải lên khỏi sàn nhà duỗi thẳng. Giữ ở tư thế đó trong 5 giây và đưa trở lại vị trí cũ. Tiếp tục tập tay phải và chân trái như đã làm đối với tay trái và chân phải. Tập từ 5 đến 10 lần như vậy cho mỗi phía.
4.3 Sử dụng băng bó cơ và băng lưng để hạn chế đánh cầu lông bị đau lưng
Băng lưng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giảm đau và bảo vệ cột sống giúp các bạn hạn chế khi đánh cầu lông bị đau lưng. Dưới đây là những lợi ích thiết thực của việc sử dụng băng đai:
- Băng lưng cung cấp sự nén nhẹ nhàng, giúp giữ ấm cơ bắp và tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ căng cơ và chuột rút.
- Hỗ trợ cột sống, giảm áp lực lên các đốt sống và dây chằng, đặc biệt khi thực hiện các động tác xoay người, vung vợt mạnh.
- Giúp ổn định cột sống, hạn chế cử động sai tư thế, bảo vệ cơ lưng khỏi tổn thương.
Các bạn có thể mua ngay các sản phẩm băng bó cơ và băng lưng chất lượng ngay tại ShopVNB để bảo vệ an toàn và sức khỏe bản thân khi tham gia cầu lông.
Đánh cầu lông bị đau lưng là tình trạng hay gặp với những người yêu thích môn thể thao này. Tuy nhiên nếu bạn cẩn thận tuân theo những nguyên tắc phòng tránh và biết cách tập luyện tăng sức bền đúng lúc thì việc bị đau lưng sẽ không còn là nỗi lo của bạn và sẽ rất nguy hiểm nếu bạn để tình trạng này kéo dài. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức bảo vệ an toàn sức khỏe bản thân. Bên cạnh đó ShopVNB luôn luôn cập nhật những phụ kiện cầu lông cần thiết bổ ích giúp bổ trợ thêm cho các bạn trong quá trình hoạt động môn thể thao này.
Có thể bạn sẽ thích
Đau đầu sau khi đánh cầu lông là do đâu và có nguy hiểm không ?
05-06-2024 10:18
Trải nghiệm và đánh giá sân cầu lông Hải An Bình Dương
26-08-2024 11:52
Cách chọn vợt Pickleball dành cho người mới bắt đầu chơi
17-06-2024 08:56
Kích Thước Sân Pickleball Theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế
21-06-2024 16:54