Tìm hiểu cấu trúc và thông số của một quả cầu lông đạt tiêu chuẩn

10-10-2024 14:35
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

 Chọn cầu lông đặc biệt quan trọng trong việc chơi cầu và với các vận động viên chơi cầu chuyên nghiệp thì cầu lông rất quan trọng đến kết quả thi đấu. Tuy nhiên, quả cầu lông cũng có khá nhiều loại và thường được sử dụng để chơi ở nhiều cấp bậc khác nhau. Quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu phải đạt các thông số và đặc điểm khắt khe hơn quả cầu lông thường.

Để đúng quy định trong thi đấu, quả cầu lông phải đạt đúng các tiêu chuẩn đúng nhất định. Vậy để biết cấu trúc quả cầu lông và những quy chuẩn như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:

1. Cấu trúc một quả cầu lông như thế nào?

Quả cầu lông được người chơi đánh qua lại trên lưới, nó có hình nón,các lông xếp lại được chống lên nhau và đồng đều. Cấu trúc quả cầu lông có hai phần chính là lông vũ ở trên và đế cầu ở dưới. Phần đế cầu thường được làm từ các chất liệu tương tự như nút bần của chai rượu. Còn phần tán cầu có thể được làm từ lông vũ tự nhiên hay các vật liệu tổng hợp khác. Điều này giúp cho người chơi dù đánh như thế nào thì khi đánh quả cầu cũng sẽ hướng phần đến cầu về hướng mặt vợt đánh.

Từ thời điểm mới bắt đầu xuất hiện bộ môn cầu lông thì người ta sử dụng lông ngỗng để làm cầu, đến nay, lông ngỗng được thay thế bằng lông vịt để sản xuất số lượng lớn. Những sợi lông làm trái cầu được lấy ở cánh trái của con vật. Việc sử dụng lông cánh trái để làm cầu thì những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề làm cầu lông tin rằng sẽ giúp cho trái cầu xoáy theo chiều kim đồ hồ (từ phải qua trái) khi đánh. 

2. Phần tán câu của một quả cầu lông.

Cấu trúc phần tán cầu có thể được làm từ lông vũ tự nhiên hoặc vật liệu tổng hợp.

2.1. Tán cầu bằng lông vũ tự nhiên

Phần tán cầu có thể được làm từ lông vũ tự nhiên với nhiều nguồn gốc khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung cấu trúc quả cầu lông thì lông ngỗng khá được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Phần lông phía cánh trái của ngỗng được xem là những chiếc lông chất lượng nhất.

Một điểm lưu ý là không được dùng lông ở cả 2 cánh của động vật trong cùng một quả cầu vì cầu sẽ bị lảo đảo khi bay. Những chiếc lông này được gắn cố định với đế cầu bằng keo. Thêm vào đó, phần đuôi của tán cầu cũng được buộc chặt bởi 2 hàng chỉ giúp giữ các lông ổn định và ở đúng vị trí. Giữa 2 hàng chỉ này cũng được dán keo để giúp cố định hơn phần tán cầu.

Bạn có kiểm dùng tay để vuốt lông cầu và nắm thử xem lông của trái cầu có chắc không. Sau đó thử tung cầu lên không trung để xem cầu xoay về hướng nào, nếu xoáy theo chiều kim đồng hồ thì cầu đúng chuẩn. Không chọn những trái cầu khi rơi xuống không theo quỹ đạo, rung lắc khi rơi trên không.

2.2. Tán cầu bằng vật liệu tổng hợp

Ngày nay, bên cạnh tán cầu bằng lông vũ, các quả cầu có tán bằng vật liệu tổng hợp hoặc những quả cầu lai cũng đang dần được nghiên cứu và phát triển. Liên đoàn Cầu lông Thế giới đang thúc đẩy quá trình nghiên cứu và sử dụng loại quả cầu này vì chúng có thể giúp giảm chi phí và tăng đáng kể độ bền của cầu. Các thương hiệu đã chuyển hướng và bắt đầu tạo ra những loại quả cầu mới, trông giống như quả cầu có tán cầu bằng lông vũ tự nhiên nhưng bền hơn.

Đối với những quả cầu không làm từ lông vũ tự nhiên, phần tán cầu thường được làm từ nhựa ép. Tùy vào chất lượng của quả cầu mà phần nhựa ép này có thể khác nhau.

 

3. Phần đế của một quả cầu lông

Phần đế cầu thường được làm từ bần, một vật liệu tương tự như nút bần trong nắp chai rượu. Trong đa số các loại quả cầu, phần đế cầu được phủ một lớp da màu trắng giúp dễ dàng phân biệt 2 bộ phận với nhau.

 Cấu trúc quả cầu lông phần đế cầu có thể được chia làm 2 phần, phần phía dưới được làm từ bần mềm và phần phía trên nối với tán cầu được làm từ bần/gỗ cứng hoặc vật liệu tổng hợp. Phần dưới của đế cầu phải mềm vì đây là nơi người chơi thường đánh vào. Vì vậy, độ đàn hồi của bần mềm có thể giúp cầu bay tốt hơn.

Phần trên của đế cầu phải cứng để giữ cố định tán cầu vào đế cầu. Thêm vào đó, đây cũng chính là nơi mà nhà sản xuất sẽ dán các dải băng biểu thị tốc độ của quả cầu lên.Ngoài bần, một số chất liệu khác cũng có thể được sử dụng để làm phần đế cầu. Các quả cầu chất lượng thấp thường có phần đế làm từ mút hoặc bọt xốp. Phần bọt xốp này sẽ có những phần rỗng để gắn lông cầu.

4. Quy chuẩn của quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu

Dù là bộ môn thể thao nào, người ta cũng đều đặt ra những quy chuẩn nhất định dành cho người tham gia cũng như các vật dụng được sử dụng trong quá trình chơi, cầu lông cũng không phải là ngoại lệ.

Quả cầu lông dùng trong thi đấu phải được làm từ các vật liệu tự nhiên và/hoặc tổng hợp. Dù là làm từ loại vật liệu gì, các đặc điểm bay của quả cầu phải tương tự với đặc điểm bay của một quả cầu được làm từ lông vũ tự nhiên với phần đế cầu được bao phủ bởi một lớp da mỏng.

5. Tốc độ bay của một quả cầu lông như thế nào?

  Bên cạnh lựa chọn một quả cầu lông được làm từ gì thì cũng phải quan tâm tới tốc độ bay của cầu. Tốc độ bay của cầu thường được quyết định vài yếu tố. Trọng lượng là yếu tố chính. Hầu hết được đánh dấu lên ống cầu : 76 ~ 79 hoặc 1 ~ 5 hoặc 48 ~ 52. Thông số ghi càng nhỏ thì quả cầu bay càng nhẹ và chậm.

Chọn chất liệu cầu lông có phần đế nhẹ, không quá nặng hoặc quá cứng, bề mặt nhẵn dễ đánh. Bạn cần thử độ nảy của trái cầu để chắc chắn nó có tốt và phù hợp để mình chơi cầu hay không. Quả cầu có độ nảy tốt nhờ có phần đế cầu được làm từ chất liệu gỗ giống nút bần, nó nhẹ và xốp bên trong. Để được sử dụng trong thi đấu, nên chọn một quả cầu đạt đúng tiêu chuẩn quy định đưa ra

6. Cách bảo quản quả cầu lông đúng cách.

Cho dù quả cầu lông làm từ gì thì điều bạn cần làm là bảo quản cầu tốt thì quả cầu mới bền và sử dụng lâu được. Một số cách bảo quản cầu như sau:

- Để chỗ khô thoáng mát, trong nhiệt độ phòng. 

- Giữ cầu trong ống, khi không cần đánh hạn chế mang ra ngoài làm tưa lông cầu. 

- Khi mang cầu đi đánh nên đem cả ống cầu để không ảnh hưởng đến lông, độ tròn của cầu. 

- Không để cầu tiếp xúc với nước. 

Như vậy chúng ta đều đã biết Cầu lông làm từ gì đồng thời cũng biết rõ những cách để lựa chọn cầu lông phù hợp với mình rồi đúng không. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của một quả cầu lông thông thường cũng như những quy chuẩn của một quả cầu lông dùng trong thi đấu từ đó tối ưu thêm kỹ thuât đánh cầu lông của bản thân.

 

 

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng