Tìm Hiểu Cấu Tạo Cơ Bản Của Vợt Cầu Lông
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Bạn là người đam mê và chơi cầu lông từ rất lâu nhưng đã có bao giờ bạn thắc mắc rằng vợt cầu lông được cấu tạo như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp.
1. Vợt cầu lông là gì?
Vợt cầu lông là một trong những vật dụng rất quan trọng và cần phải có có khi tham gia tập luyện à thi đấu bộ môn cầu lông
Trên thị trường hiện nay vợt cầu lông được sản xuất và bán với nhiều mẫu mã là thương hiệu khác nhau khi chọn vợt cầu lông thì bạn nên tìm hiểu thông tin và tính chất phù hợp hợp với khả năng của mình theo những tiêu chí nhất định như sau:
Về chất lượng: Không phải nơi nào cũng bán vợt cầu lông chính hãng, để phân biệt được cầu lông chính hãng vợt cầu lông thì bạn phải nắm được cấu tạo vợt cầu lông.
Loại cầu lông: cầu lông được chia làm 3 loại vợt cầu lông tấn, công vợt cầu lông phòng thủ, vợt cầu lông cân bằng dùng cho người chơi công thủ toàn diện.
Thương hiệu: hiện nay tại thị trường Việt Nam thương hiệu cầu lông được người dùng đánh giá chất lượng cao chất lượng cũng như thương hiệu đó là: Yonex, Proace, Victor, Lining hay Forza…
Giá thành: Tùy vào thương hiệu và chất lượng của vợt cầu lông mà giá thành có của vợt có thể phân thành các phân khúc : giá rẻ, tầm trung và vợt cao cấp,…
Do đó tùy vào đối tượng và nhu cầu của mỗi người bạn có thể lựa chọn cho mình loại vật phù hợp để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn nhằm tiết kiệm chi phí.
2. Kích thước chuẩn của vợt cầu lông.
Để mua được một cây vợt cầu lông chuẩn thì bộ thể thao đã đưa ra thông số kỹ thuật của một vợt cầu lông chuẩn như sau:
Về kích thước của khung vợt:
- Chiều dài < 68cm.
- Chiều rộng < 23cm.
Về khu vực đan lưới:
- Chiều dài < 28cm.
- Chiều rộng < 22cm.
Chiều dài của phần đầu vợt < 29cm.
Trọng lượng của vợt 73 -102 gram.
3. Cấu tạo vợt cầu lông.
Vợt cầu lông gồm 4 phần: khung, cán vợt, tay cầm, mặt vợt cầu lông.
a) Khung: Là phần được căng dây.
- Đủ cứng để chịu được lực kéo căng của dây.
- Có độ cân bằng động cao.
- Ít cản gió.
- Thời gian giữ sức căng của dây lâu dài.
- Tâm va đập phù hợp với cấu trúc hình học.
b) Cán: là phần nối từ khung đến tay cầm là phần tích trữ thế năng sinh ra do sự vận động chuyển thành động năng khi mặt vợt tiếp xúc với quả cầu.
- Có độ dẻo phù hợp với từng cấp độ sử dụng.
- Độ đàn hồi cao để tích trữ thế năng tốt.
- Khả năng chống Momen xoắn cao giúp vợt ít bị xoay khi điểm tiếp xúc cầu không trên trục dọc vợt.
c) Tay cầm: là bộ phận người chơi nắm giữ vợt và thường được chế tạo từ gỗ siêu nhẹ có bọc da. Tay cầm là vị trí nhà sản xuất điều chỉnh trọng lượng và vị trí cân bằng của vợt.
d) Mặt vợt: Do dây đan liên kết tạo thành. Cơ tính của mặt vợt quyết định bởi loại dây, sức căng, hình dạng mặt vợt.
Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo vợt cầu lông và có cái nhìn chính xác nhất, qua đó nâng cao hiểu biết về bộ môn cầu lông mà bạn đam mê và theo đuổi. Chúc bạn thành công.
Tìm hiểu thêm các loại vợt cầu lông tại đây.
Có thể bạn sẽ thích
Thi Công Sân Cầu Lông Đạt Chuẩn
18-08-2024 09:24
Những kỹ thuật đánh cầu lông mà ai cũng phải biết
18-08-2024 09:53
Những Luật Thi Đấu Cầu Lông Đơn Bạn Cần Biết
16-11-2024 14:19
Một số luật đánh cầu lông đôi cơ bản mà bạn cần nắm rõ
24-02-2024 15:03
Top 5 Giày Cầu Lông KAWASAKI Tốt Nhất
18-08-2024 13:41