Tập bổ trợ gì để ĐẬP CẦU LÔNG MẠNH ? | Bài tập bổ trợ môn cầu lông

03-02-2024 14:58
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Một trong những kỹ thuật thu hút nhất, kỹ thuật khó nhất trong môn cầu đó là kỹ thuật đập cầu lông. Đập cầu là phương thức tấn công vô cùng hiệu quả và nhanh chóng để kết thúc trận đấu trong chiến thắng. Không những thế, khi mỗi cú đập được hoàn thành giải phòng nguồn năng lượng rất lớn, tạo cảm giác hưng phấn, thú vị, tăng thêm niềm yêu thích cho môn cầu lông. Và dù lối đánh của bạn có là thiên công, công thủ toàn diện hay đánh thủ thì những cú đập cầu bất ngờ luôn hỗ trợ tốt nhất cho bạn. 

Nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được pha đập cầu đúng kỹ thuật và hiệu quả nhất. Rất nhiều người dù đã có kinh nghiệm chơi cầu lông lâu năm nhưng vẫn gặp vấn đề trong cách đập cầu của mình. Và nhu cầu tìm hiểu, tập luyện đúng cách để có được cú đập cầu tốt nhất, đúng và hiệu quả nhất trở nên phổ biến hơn. Để giúp mọi người có cái nhìn cụ thể về chi tiết hơn về kỹ thuật đập cầu trong cầu lông, chúng ta sẽ cũng tìm hiểu thông qua bài viết "Tập bổ trợ gì để ĐẬP CẦU LÔNG MẠNH ? | Bài tập bổ trợ môn cầu lông"

Đập cầu trong cầu lông là gì ?

Kỹ thuật đầu cầu trong cầu lông là kỹ thuật trả cầu theo hướng cắm xuống phần sân đối phương với vận tốc nhanh và mạnh để đối phương không hoặc khó đỡ được cầu. Thường có các kiểu đập cầu như: nhảy đập cầu, đập cầu tại chỗ, di chuyển đập cầu,... Đây được nhận xét là một trong những kỹ thuật khó thực hiện nhất trong môn cầu lông. Và để đập cầu lông mạnh đòi hỏi rất nhiều yếu tố.

Tiêu chí thực hiện cú đập cầu lông mạnh.

- Chọn đúng điểm rơi: Phải chọn điểm rơi của cầu ở trước mặt mình, cách thân người 1 cây vợt.

- Vung vợt nhanh: Thả lỏng và vung vợt nhanh thay vì gồng mình để vung. Càng gồng càng tạo phản lực có hại lên tay người chơi, gây đâu vai, căng cơ, đập cầu không hiệu quả. chỉ đên khi mặ vợt tiếp xúc với cầu chúng ta mới dồn lực nhanh vào vợt. 

- Tập thêm về bộ pháp di chuyển: Muốn để cầu có điểm rơi trước mặt mình thì di chuyển đến vị trí hợp lý rất quan trọng. Tập thêm về bộ pháp di chuyển giúp người chơi di chuyển nhanh, thoải mái, nhẹ nhàng và nhuần nhuyễn hơn. Vì vậy, bộ phận chân người chơi trong trường hợp này là quan trọng, từ cổ chân, bắp chân trên gối và bắp chân dưới gối đều chịu áp lực lớn nên rất cần luyện tập có các cơ và khớp có sức bền hơn, dẻo dai và linh hoạt hơn. Tập thêm về các cơ để tăng sức bật, độ dẻo dai.

Một số phương pháp tập bổ trợ như:

1. Tập cổ chân:

- Nhảy dây đơn: Tập dần từ 10-15' và từ từ duy trì, tăng mức tập, không quá ráng tập. 

2. Tập cơ bắp chân:

- Nhảy dây đôi (1 lần nhảy 2 cái): nâng cao và khó hơn kỹ thuật nhảy dây đơn giúp chân có sức bật tốt hơn. Tùy theo thể trạng có thể tập từ 5-10'

3. Tập bước:

- Lần lượt bước dài chân phải lên phía trước rồi thu về, sau đó bước dài chân trái lên phía trước rồi thu về. Mỗi tổ tập 30 lần mỗi chân, tập trong 5 tổ. Để tập cao hơn, ta có thể tập bước lên bục.

4. Tập cơ bụng:

- Tư thế ngồi mông chạm đất, hai chân co gối mở rộng bằng vai, hai tay đặt vị trí phía trước gần thái dương mở rộng bằng vai thực hiện gập bụng. Thực hiện tùy theo thể trạng và tăng dần số lần tập từ vài chục đến vài trăm cái chia đều các lượt.

5. Tập cơ lưng:

- Nằm sấp người đặt mũi chân chạm đất, tay giang rộng bằng vai, nàn tay hướng về đầu thực hiện gập người lên hướng trên và không để người chạm nền. Thực hiện tùy theo thể trạng người tập, chia đều số lần tập và tăng dần từ vài chục đến vài trăm cái chia đều các lượt. 

6. Tập cơ va

- Dùng phương pháp hít đất (chống đẩy) thực hiên mỗi tổ 25-30 cái, thực hiện trong trong 3 tổ tùy thể trạng người chơi. Mỗi tổ cách nhau1-2'

7. Tập cơ tay sau:

- Dùng dây kháng lực: Cố định dây tập dưới bàn chân, đứng rộng bằng vai. Hai tay nắm 2 đầu dây đưa ra sau lưng, Thực hiện kéo dây lên cao từ phía sau đưa lên nhanh và hạ xuống chậm. Có thể dùng tạ để tập nhưng đừng quá lạm dụng tập nặng vì quan trọng là số lần và cách tác dụng lực theo tiêu chí "Nhanh, nhiều, hiệu quả"

8. Tập cổ tay:

- Nhóm cơ chịu tác dụng lực lên cổ tay là bắp tay, vì vậy khi tập cổ tay nhiều, bắp tay cũng sẽ di chuyển. Có thể tập cổ tay từ nhiều cách nhưng dùng vợt training, vợt Squash, tạ, banh Power Ball, chai nhựa, ... (Lưu ý không tập quá gắng sức)

9. Đứng tại chỗ tập vợt training không cầu:

- Tập vung vợt, tập thủ, tập tạt cầu. Điều nay giúp tăng lực đập, điều chỉnh và phán đoán được điểm rơi của cầu. 

10. Tập vợt training với cầu:

- Tập đập cầu, thủ cầu, tạt cầu nhanh ngang lưới. Lưu ý: Nên tập vợt training nặng đầu, tập xen kẽ vợt thường và vợt training theo số lần. 

11. Tập chạy bền:

- Có thể tập vào buổi sáng, tập máy chạy trong phòng gym, mỗi ngày có thể tăng khoảng cách hoặc tăng thời gian chạy. Lưu ý: Chạy đều để tăng độ bền chứ không chạy gắng sức nhanh. 

Để có cái nhìn cụ thể, dễ hiểu hơn các phương pháp tập bổ trợ để đập cầu lông mạnh, các bạn có thể tham khảo qua video bên dưới.

Tập bổ trợ gì để ĐẬP CẦU LÔNG MẠNH ? | Bài tập bổ trợ môn cầu lông | Phần 1

Tập bổ trợ gì để ĐẬP CẦU LÔNG MẠNH ? | Bài tập bổ trợ môn cầu lông | Phần 2

Tập bổ trợ giữa độ nhanh và độ bền của các cơ giúp cách thực hiện đúng các kỹ thật và mang lại hiệu quả tốt nhất cho lối chơi của bạn nói chung và kỹ thuật đập cầu nói riêng. Bên cạnh đó, đam mê và ý chí cùng ý thức tập luyện cũng là yếu tố quan trọng để bạn phát triển và tiến bộ hơn cho trình độ của mình. Chúc các bạn thành công trong việc luyện tập các bài tập để thực hiện đúng các kỹ thuật và mang đến hiệu quả tốt nhất cho lối chơi của bạn. Ngoài ra, hãy luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt, tinh thần lạc quan, yêu đời và luôn giữ đam mê chơi cầu lông cho chính mình.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng