Quy trình thi công sơn sân cầu lông tiêu chuẩn

20-07-2023 17:06
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 59 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Để có được một sân cầu lông đạt chuẩn thi đấu, quy trình thi công sân cầu lông là vô cùng quan trọng. Quy trình thi công đạt chuẩn sẽ đảm bảo cho sân có đủ độ bám sân, độ bền cũng như đảm bảo kích thước sân đúng với quy định là Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF. Sân cầu lông có thể là sân thảm hoặc được sơn bằng loại sơn chuyên dụng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn về quy trình sơn sân cầu lông đúng chuẩn.

1. Kích thước sân cầu lông đạt chuẩn

Trước khi thi công sơn sân cầu lông, ta cần nắm được kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn.
Sân cầu lông đôi
- Chiều dài: 13.4m
- Chiều rộng: 6.1m
- Độ dài đường chéo sân: 14.7m
Sân cầu lông đơn
- Chiều dài: 13.4m
- Chiều rộng: 5.18m
- Độ dài đường chéo sân: 14.3m

2. Các loại mặt sân cầu lông

Một số loại mặt sân cầu lông thường gặp như:
- Sân cầu lông trong nhà sử dụng thảm PVC.
- Sơn sân cầu lông sử dụng sơn Acrylic.
- Sân cầu lông sử dụng keo Silicon PU
- Sân cầu lông dùng sàn gỗ.
Ngoài ra, để đảm bảo độ bền cũng như độ an toàn, bề mặt sân cầu lông cần thỏa mãn một số yêu cầu kỹ thuật. Yêu cầu về bề mặt nền xi măng có độ dày 10 cm, mạc bê tông phải tối thiểu 200 Mpa, bề mặt phẳng nhẵn, không gồ ghề, không có khuyết điểm. Độ dốc sân được quy định tối thiểu là 0.83% và tối đa là 1%. Bề mặt sân cầu lông phải bằng phẳng và không có các vết nước đọng vũng 1 – 1,2mm (kiểm tra bằng đồng xu).

3. Quy trình thi công sơn sân cầu lông

Để tiến hành sơn sân cầu lông đúng chuẩn ta cần nhiều lớp sơn được sơn chồng lên nhau.
- Lớp sơn lót chống thấm
- Lớp sơn phủ
- Lớp sơn màu bề mặt
- Lớp sơn kẻ đường line
Tùy thuộc vào yêu cầu tình trạng mặt sân, mỗi lớp sơn có thể được sơn một hoặc nhiều lớp.
Trước khi bắt đầu thi công sơn sân cầu lông, ta cần kiểm tra bề mặt sân có thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật hay chưa. Sau đó làm sạch bề mặt sân bằng máy hút bụi hoặc máy phun áp lực, sử dụng máy mài để làm phẳng bề mặt sân, loại bỏ các khuyết điểm trên bề mặt sân, đồng thời tạo độ nhám nhất định để sơn bám thật tốt.
Sau đó ta sẽ tiến hành các bước thi công sơn sân cầu lông.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công sân cầu lông
Đây là bước đảm bảo bề mặt sân trước khi thi công đã hoàn toàn được làm phẳng, sạch sẽ không bụi bẩn, rong rêu hay các tạp chất.

Bước 2: Phủ lớp chống thấm cho sân cầu lông
Lớp chống thấm là lớp đầu tiên được thi công nó có tác dụng tạo ra khả năng chống thấm cho mặt sân sau này, đảm bảo độ bề của sân.
Lớp phủ chống thấm này có khả năng chống chịu nước tốt và bám tốt trên bề mặt sân bê tông. Tuỳ vào thông số về độ ẩm của sân mà kỹ thuật viên sẽ áp dụng từ 1 đến 2 lớp chống thấm cho công trình. 

Bước 3: Thi công lớp sơn lót cho sân cầu lông
Đây là lớp trung gian tạo tính liên kết giữa lớp phủ chống thấm và những lớp còn lại khi sơn sân cầu lông.
Sơn lót là một phần không thể thiếu để tạo nên một bề mặt sân hoàn hảo.

Bước 4: Thi công lớp đệm
Sân có thể thi công từ 2 đến 3 lớp đệm đen giảm chấn. Sau mỗi lớp nên mài xử lý và kiểm tra tính động vũng. Nếu bề mặt bị động vũng thì phải xử lý hoàn toàn.
Tính năng của lớp đệm đen là giúp tăng tính đàn hồi cho sân, giúp cho các vận động viên di chuyển linh hoạt hơn và giảm các chấn thương không đáng có.

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ màu sân cầu lông
Đây là lớp sơn cuối cùng của sân, lớp sơn phủ cần có tính ma sát cao và phải có tính thẩm mỹ cao.
Lớp sơn sân cầu lông cuối cùng thường có màu xanh lá hoặc xanh dương, khi thi công cần đảm bảo phải gạt được lớp sơn mịn và bằng phẳng nhất có thể.
Nên sơn 2 lần để đạt được các điều kiện tốt nhất.


Bước 6: Thi công kẻ vạch cho sân cầu lông
Bước cuối cùng của quy trình sơn sân cầu lông là kẻ vạch cho sân. Độ rộng của đường kẻ sân là 4 cm.
Đường kẻ sân cầu lông phải có màu sáng để vận động viên dễ nhìn thấy, thường là sơn bằng màu trắng hoặc vàng. Khi sơn đường kẻ vạch cần đảm bảo tính thẩm mỹ, không để sơn dính loan vào bề mặt sân. Cần đảm bảo độ thẳng và vuông góc giữa các đường kẻ với nhau, cần tính chính xác và tỉ mỷ, đo và lấy điểm sao cho chính xác.
Sau khi sơn xong đường kẻ vạch cần tiến hành kiểm tra lần cuối và làm vệ sinh toàn bộ bề mặt sân trước khi bàn giao cho chủ sân.

Mặt sân cầu lông ngoài việc cần đảm bảo tính thẩm mỹ còn cần đảm bảo độ an toàn cho người chơi, do cầu lông là môn thể thao có cường độ vận động cao. Do đó quá trình thi công sơn cầu lông phải tuyệt đối tỉ mỉ và chính xác trong từng công đoạn để có được mặt sân đạt chuẩn.

Trên đây mình đã giới thiệu với các bạn về quy trình sơn sân cầu lông, bài viết tiếp theo mình sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình thi công và lắp đặt thảm sân cầu lông tiêu chuẩn.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng