Hàn Vợt Cầu Lông Bị Gãy: Hàn Vợt Bằng Carbon
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Điều mà người đánh cầu (có thể nói là bất kể trình độ nào) thường rất lo lắng thậm chí trở thành một nỗi sợ luôn thường trực khi chơi cầu - đó là gãy vợt. Với những người hay gặp trở ngại về tài chính, thì cách duy nhất để tiếp tục đam mê cầu lông là đem vợt đi hàn. Thường vợt sẽ được hàn bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng hầu hết sẽ có khá nhiều người gặp "ác cảm" với những cây vợt hàn - chủ yếu bằng các phương pháp hàn cũ
1. Giới thiệu về hàn cầu lông Carbon
Hàn vợt cầu lông Carbon là công nghệ được sử dụng từ hơn 10 năm nay. Sử dụng công nghệ hàn nhiệt - kết hợp carbon và nhiệt độ hàn không cốt, hầu như vợt vẫn nguyên độ cân bằng lên đến 90 - 95 tùy loại khung vợt
Đối với vật liệu hàn là Carbon siêu nhẹ và cứng, do hàn vợt không độn lõi nên không làm ảnh hưởng nhiều đến độ ổn định khung vợt sau khi hàn. Vợt có được độ cân bằng tốt nhất, sự sai lệch về trọng lượng là rất nhỏ. Sau khi hàn khung vợt có thể chịu sức căng cũng khá cao và mối hàn tương đối gọn đẹp, thẩm mỹ.
2. Tại sao và nguyên nhân gãy vợt phải hàn vợt cầu lông?
Đầu tiên, việc hàn vợt cầu lông sẽ giúp bạn tiết kiệm về tài chính. Với vật liệu nhẹ, bền sẽ giúp cây vợt dù được hàn nhưng vẫn đảm bảo căng được với lực căng cao và quan trọng là trọng lượng vợt thay đổi không đáng kể chỉ khoảng 0.8g.
Khi chơi cầu lông, chắc hẳn sẽ có nhiều người chơi gặp phải những trường hợp ảnh hưởng không tốt đến cây vợt và gây gãy vợt. Gãy vợt thì có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là bởi 4 nguyên nhân chính sau:
- Vợt cầu lông bị gẫy do va chạm vợt vào nhau , do đập vợt vào đít cầu (cạch cầu)
- Vợt bị đè lên dẫn đến gẫy, méo (vấn dề bảo quản)
- Vợt cầu lông bị gẫy đũa vợt.
- Vợt bị lún Gen do căng vợt nhiều lần với mức căng cao (sập khung vợt)
3. Phương pháp hàn vợt cầu lông Carbon
Đối với vật liệu hàn vợt là carbon siêu nhẹ và cứng, do hàn không độn lõi nên không làm ảnh hưởng nhiều đến độ ổn định khung vợt sau khi hàn. Vợt có được độ cân bằng tốt nhất, sự sai lệch về trọng lượng là rất nhỏ. Sau khi hàn khung vợt có thể chịu sức căng cũng khá cao và mối hàn tương đối gọn đẹp, thẩm mỹ.
Đối với phương pháp sửa chữa vợt cầu lông, hàn vợt cầu lông Carbon sẽ bao gồm các bước sau:
- Trước tiên, làm sạch vết gãy vợt cầu lông: loại bỏ sơn ban đầu và các vết nứt trong các mảnh vỡ sợi cacbon, màng nhựa, các hạt bụi.
- Dùng 1 tấm Carbon mỏng quấn quanh chỗ bị gẫy quấn chặt xung quanh bên ngoài của hàn vợt ngay khúc gãy. Đưa chỗ hàn vào máy ép nhiệt, máy này sẽ vừa ép vừa nung chỗ hàn, làm cho lá carbon cùng thân vợt chảy ra, liên kết lại với nhau cho đến khi khúc gãy hợp nhất với vợt.
- Bước cuối cùng là chờ nguội và gọt dũa, sơn lại cho đẹp là hoàn thành kỹ thuật hàn vợt carbon đơn giản và dễ dàng, vợt cầu lông được sửa chữa có cùng một hiệu ứng vợt, và trọng lượng chỉ tăng thêm 0,8 đến 1 gram.
Hàn vợt cầu lông Carbon là cách nhanh và hiệu quả nhất khi sửa chữa một cây vợt bị gãy khung hay thân, vừa tiết kiệm lại nhanh chóng, sai số không nhiều và tùy vào tình trạng gãy hay nứt mà vế hàn sẽ to hay nhỏ. Sau khi hàn vợt xong vẫn đảm bảo về tính thẩm mĩ cao, vết hàn Carbon thường đẹp và gọn với bề mặt nhẵn. Vì vậy nếu điều kiện chưa cho phép, thay vì tạm ngưng đam mê vì gãy vợt, hãy mang vợt của bạn đi hàn, thời gian chờ đợi không lâu và giá hàn hợp lí.
4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hàn vợt bằng carbon
4.1 Ưu điểm:
- Đây là phương pháp khá hay giúp giải quyết những chiếc vợt gãy tưởng chừng như đã phải bỏ đi vì không thể sử dụng. Được sử dụng vật liệu nhẹ và bền nên trọng lượng vợt thay đổi không đáng kể.
- Vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cho vợt vì mối hàn khá gọn và được xử lý vết hàn rất cận thận kết hợp với lớp sơn mới nên rất khó phát hiện được mối hàn.
- Sau khi hàn vợt vẫn sẽ chịu được mức căng thấp hơn mức căng ban đầu một chút để đảm bảo an toàn cho khung vợt hơn.
4.2 Nhược điểm:
- Không phải bất kỳ vị trí nào đều có thể hàn vợt được, một số góc khó như 10h,11h hay 4h và 5h khả năng lệch khung sau hàn khá cao.
- Tất nhiên, hàn vợt sẽ không ổn định được như vợt mới nguyên bản. Vợt sau hàn có thể đánh bị rung và lệch. Vì vậy hàn vợt bằng carbon là phương pháp hiệu quả để xử lý một cây vợt gãy. Vừa tiết kiệm, nhanh chóng với sai số thấp.
Hàn vợt Carbon là cách nhanh và hiệu quả nhất khi sửa chữa một cây vợt bị gãy khung hay thân, vừa tiết kiệm lại nhanh chóng, sai số không nhiều và tùy vào tình trạng gãy hay nứt mà vết hàn sẽ to hay nhỏ. Sau khi hàn vợt xong vẫn đảm bảo về tính thẩm mĩ cao, vết hàn Carbon thường đẹp và gọn với bề mặt nhẵn. Hy vọng qua bài viết này giúp các bạn thêm kiến thức, kiên trì tập luyện, nâng cao trinh độ hơn chứ không phải cứ mua vợt là người đánh giỏi.
Có thể bạn sẽ thích
Vợt cầu lông tầm giá 1.5 triệu đáng chú ý nhất hiện nay
31-08-2024 18:45
Những mẫu giày cầu lông cho nữ giá rẻ đang bán chạy trên thị trường
31-08-2024 23:02
Nhận Biết Cách Phân Biệt Vợt Yonex Thật Hay Giả
13-10-2024 11:52
Cách Phát Cầu Đánh Đôi Đúng Luật Mọi Người Nên Biết
24-02-2024 15:03