CÓ CẦN TẬP THỂ LỰC KHI CHƠI CẦU LÔNG?
Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.
Như bạn đã biết, thể lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ trong bộ môn cầu lông mà ngay cả những môn thể thao khác. Nếu như không có thể lực tốt thì sẽ gặp rất nhiều vất vả trong khi luyện tập cũng như thi đấu cầu lông.
Cầu lông là bộ môn đòi hỏi người chơi phải liên tục nhảy, chạy, xoay người, kết hợp chân và tay...Vì thế cầu lông cũng khiến người chơi tốn rất nhiều thể lực trong từng trận cầu.
Để không bị đuối sức và thể lực bền bỉ hơn thì tốt nhất bạn nên tập thêm những bài thể lực như chạy bộ, nhảy dây, nhảy Breakdance hay Hiphop và tập Yoga.
Hãy cùng xem 2 phương pháp tập thể lực cực tốt được nhiều vợt thủ áp dụng trong cầu lông qua bài viết dưới đây nhé!
Tập chạy
Tập chạy là một trong những bài tập thể lực, bổ trợ rất nhiều cho bạn trong việc di chuyển, bên cạnh đó giúp chúng ta có một thể lực tốt và cực kì sung mãng.
Chạy bền: Chạy trên quãng đường dài, giúp cho chúng ta có thêm được sức bền.
Ban đầu tập, bạn có thể sẽ không chạy được quãng đường dài như bạn mong muốn. Hãy cố gắng vượt qua bản thân và chạy đến mức mà không thể chạy được nữa, nhưng nhớ duy trì ở tốc độ vừa phải, hít thở thật đều để tránh bị ngộp.
Chạy tốc độ: Còn được gọi là chạy bức tốc giúp bổ trợ cho việc nâng cao tốc độ, sức rướn, sức bật, độ nhanh của các bước di chuyển.
Các cự ly chạy tốc độ gồm có: 50m, 100m, 200m, …
Tất cả các cự ly trên đều phải được chạy với khả năng tối đa của bản thân, có bấm thời gian và lặp lại nhiều lần sao cho vẫn đảm bảo được thời gian chạy như những lần đầu tiên.
Xem thêm: Bài tập CỰC TỐT để có cổ tay khỏe và dẻo dai trong cầu lông
Chạy leo dốc: Giúp tăng cường thêm sức bật, rướn cho cơ chân. Đồng thời giúp hệ hô hấp hoạt động quen với tình trạng độ cao thay đổi, đồng thời giúp cho cơ thể đủ oxi trong những thời điểm vận động nhiều.
Chạy leo dốc cần kết hợp thêm yếu tố chạy nhanh và càng nhiều lần càng tốt.
Chạy di chuyển trong sân cầu lông: Di chuyển trong sân giúp chúng ta tăng thể lực, sự di chuyển nhịp nhàng, sự dẻo dai, tăng sức bền, sự nhanh nhẹn, sức bậc và những động tác rướn.
Duy trì việc chạy thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả rất tốt trong quá trình chơi cầu lông.
Mua giày cầu lông giá tốt tại ShopVNB
Nhảy dây
Nhảy dây là một cách tập luyện thể lực cực tốt và mang lại rất nhiều tác dụng như:
Tan mỡ, giảm cân: Tập nhảy dây sẽ giúp bạn tiêu hao được 450 calo mỡ chỉ trong vòng 10 phút mỗi ngày.
Nhảy dây cũng giúp tăng thêm sức bền, sự dẻo dai cũng như tăng cường sức bật và đặc biệt là luyện tập khớp cổ chân.
Tốt cho tim mạch của bạn: Nhảy dây giúp cơ thể hoạt động nhiều và kết hợp với thở đúng cách khiến tim hoạt động nhiều hơn để cung cấp oxy cho tim mạch và chất dinh dưỡng cho các mô.
Tăng độ tập trung: Khi tập thể dục nói chung hay nhảy dây nói riêng thì sẽ làm cơ thể bạn sẽ hoạt động nhanh nhẹn hơn và đặc biệt bạn sẽ có khả năng tập trung cao độ hơn.
Thời gian tập luyện nhảy dây: Khoảng 10-20 phút mỗi ngày, với tốc độ nhanh dần đều khoảng 60-70 lần/ phút sau đó tăng dần khoảng 140 – 160 lần/ phút.
Tập GYM
Ngoài những bài tập chạy bộ, nhảy dây thì đi tập GYM cũng là một trong những nơi giúp bạn tăng cường thể lực cho bản thân.
Hít đất: Giúp bạn tăng cường thể lực, kiên trì khi tập luyện. Đồng thời thực hiện bài tập này thường xuyên, bạn sẽ tăng cường được sức mạnh của phần thân trên, đặc biệt là hai cánh tay, sẽ chắc khỏe hơn khi đón những pha cầu.
Gập bụng: Tăng cường sức mạnh cơ bụng, nhóm cơ core. Cơ bụng khỏe sẽ giúp bạn chuyển động linh hoạt hơn khi xoay người trong những trận cầu cũng như luyện tập.
Bài tập bật nhảy tại chỗ (Jump Squat): Bài tập nhảy bật cao tại chỗ này không chỉ là một bài tập tăng thể lực thông dụng mà còn hỗ trợ phát triển chiều cao, giúp giảm cân và làm săn chắc cơ đùi, cẳng chân.
Mỗi ngày bạn nên tập nhảy bật cao tại chỗ từ 10-15 để tăng sức mạnh.
Xem thêm: Tổng hợp kỹ thuật cầu lông cực hiệu quả cho vợt thủ
Vậy là ShopVNB đã chia sẻ đến bạn một số kiến thức cầu lông về 2 phương pháp tập thể lực cực hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bạn cũng nhớ luyện tập để trang bị cho mình thể lực thật bền bỉ cũng như chế độ ăn uống hợp lý nhé!
Có thể bạn sẽ thích
Tổng hợp 3 giải cầu lông nổi tiếng toàn thế giới
31-08-2024 16:14
Hướng dẫn kỹ thuật Rờ Ve KHÓ mà DỄ dành cho đánh đơn trong cầu lông
01-02-2024 15:19
Giải cầu lông New Zealand mở rộng 2020 bị hủy bỏ
01-09-2024 15:54
BWF gửi lời hỏi thăm đến vận động viên nhiễm Covid19 REDDY N. Sikki
01-09-2024 16:07