CÁCH PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG CẦU LÔNG

27-02-2024 09:33
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Khi tham gia chơi cầu lông mọi người thường để ý về điểu gì:

- Vợt cầu lông nào xịn?

- Giày cầu lông nào hợp với mình?

- Có nên mua nhiều phụ kiện?

Và còn rất nhiều những câu hỏi khác nhưng rất ít ai hỏi về vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp với việc chơi cầu lông của bạn là chính là “Làm thế nào để phòng tránh chấn thương trong cầu lông?”

Vậy tại sao phòng tránh chấn thương là việc quan trọng, chấn thương trong cầu lông gồm những gì và làm thế nào để hồi phục? Cũng như làm thế nào để biết “Cách phòng tránh chấn thương trong cầu lông”

Chấn thương trong cầu lông là gì?

Trong quá trình tập luyện, thi đấu cầu lông do nhiều yếu vố dẫn đấn những chấn thương nghiêm trọng như lật sơ mi cổ chân, bong gân các khớp cổ chân và cổ tay, đau nhứt nhiều ở các nhóm cơ và khớp ảnh hưởng lớn đến việc chơi cầu lông lẫn sinh hoạt trong cuộc sống. Việc đau nhứt ấy gọi là chấn thương trong cầu lông.

Chấn thương trong cầu lông gồm những dạng nào?

Do tính chất vận động toàn thân tất cả các nhóm cơ trên cơ thể nên chấn thương trong cầu lông cũng giống như những dạng chấn thương khác trong những môn thể thao vận động động toàn thân như:

- Chấn thương cơ:

+ Chấn thương cơ vai: Căng, giãn cơ vai, cổ.

+ Chấn thương bắp tay: Căn giãn cơ bắp tay, chai cơ.

+ Chấn thương cẳng tay: Căng, giãn cơ cẳng tay.

+ Chấn thương cơ lưng: Căng dây chằng xương sống, đau ở giữ sống lưng.

+ Chấn thương cơ đùi: Xổ cơ đùi, giãn cơ, văng cơ đùi.

+ Chấn thương cơ bắp chân: Xổ cơ, giãn cơ, căng cơ bắp chân.

- Chấn thương khớp:

+ Chấn thương khớp vai: Đau khớp vai, cánh tay.

+ Chấn thương khủy tay: Nhói, viêm khớp ở ở khủy tay.

+ Chấn thương cổ tay: Bông gân cổ tay

+ Chân thương đầu gối: Trật khớp gối, căng, giãn dây chằng gối

+ Chấn thương cổ chân: Bông gân, trật khớp cổ chân, lật sơ mi.

Tác động tiêu cực từ việc gặp chấn thương trong cầu lông cho người chơi.

- Sức khỏe: Hạn chế 1 phần hoạt động của bộ phận bị chấn thương, gây đau nhứt, khó chịu cho người mắt phải, sức khỏe bị ảnh hưởng. Đối với chấn thương ở chân còn ảnh hưởng đến việc di chuyển, đi lại của người chơi cầu lông ngay trong việc chơi cầu lông hay trong sinh hoạt hằng ngày.

- Đời sống: Mọi ảnh hưởng của chấn thương đều tác động tiêu cực đến đời sống người chơi. Không những bạn mà người thân trong gia đinh cũng lo lắng.

- Tinh thần: Người gặp chấn thương thường cảm thấy khó chịu cả trong vết thương lẫn tinh thần khó khăn trong di chuyển, mọi hoạt động đều bị hạn chế. Ăn uống không được thoải mái mà phải kiêng kị nhiều loại thực phẩm để việc hồi phục diễn ra tốt hơn.

- Kinh tế - tài chính: Chi phí điều trị, nghỉ ngơi khi gặp chấn thương là khoản không hề nhỏ. Điều này ảnh hưởng lớn đến tài chính của bạn và gia đinh bạn.

Nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong cầu lông.

- Giày: Dùng giày đế quá cao hoặc quá thấp, không phải giày chuyên dụng cầu lông, giày kém chất lượng. Đế giày quá trơn hoặc quá bám sân.

- Vợt: Vợt không phù hợp với mức căng quá cao khiến các nhóm cơ tay chịu áp lực lớn, khuỷu tay cũng bị ảnh hưởng gây đau nhói.

- Điều kiện sân bãi: Sân có bề mặt trơn, sân bê tông, nhiều sỏi trơn, sàn bị ướt, ...

- Chưa khởi động, làm nóng người: Các cơ, khớp chưa được làm nóng dẫn đến nguy cơ chấn thương cao hơn.

- Kỹ thuật di chuyển: Di chuyển sai kỹ thuật do vận động chuyển hướng đột ngột cũng làm cơ thể mất thăng bằng dễ gây chấn thương.

Cách phòng tránh chấn thương trong cầu lông.

- Sử dụng vợt cầu lông chất lượng phù hợp với lối đánh và trình độ để bảo vệ các cơ, khớp ở vai và tay tránh áp lực lớn.

- Sử dụng giày cầu lông chuyên dụng chất lượng, không dùng đế cao, giày kém chất lượng.

- Khởi động, làm nóng tất cả các nhóm cơ thật kỹ, đúng kỹ thuật trước  và xã cơ, giãn cơ sau khi vào sân đánh cầu.

- Tùy nhu cầu, trình độ chơi, nên chơi ở thảm cầu lông, sàn, sân cầu lông phẳng không có vật thể nhỏ gây trơn trượt. Không gian chơi đạt tiêu chuẩn, an toàn từ ánh sáng tới độ thông thoáng.

- Thực hiện đúng các kỹ thuật trong di chuyển để tránh cơ thể rơi vào tư thế sai gây chấn thương.

- Sử dụng dụng cụ, phụ kiện phòng chống chấn thương, bảo vệ thêm như băng cổ chân, vớ băng hỗ trợ cổ chân, bó cổ tay, khủy tay, băng cơ vai, đai lưng.

- Luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể tăng sức bền, tăng khả năng hồi phục trong trường hợp gặp chấn thương nhẹ.

Chấn thương là điều không ai muốn, và những ai chơi cầu lông đều không mong muốn điều đó xảy ra với mình. Vì vậy “Phòng bệnh, hơn chưa bệnh” Hãy xây dựng thói quen tốt và những biện pháp tốt nhất đẻ phòng tránh và giảm thiểu chấn thương. Đừng để việc chơi cầu lông thay vì là niềm vui, niềm đam mê lại trở thành nguyên nhân cho gánh nặng của bạn và gia đình. Chúc các bạn luôn giữ được sức khỏe, tinh thần tốt để luôn giữ vững niềm đam mê cầu lông của 1 lông thủ.

 

 

 

 

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng