Cách tính tốc độ cầu lông và top 5 pha đập có tốc độ cầu lông nhanh nhất trong thi đấu

20-03-2024 12:06
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 2 shop Premium và 62 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Cầu lông là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai linh hoạt bên cạnh đó cũng rèn luyện sự khéo léo trong lối chơi và óc phán đoán cực tốt. Sức mạnh của người chơi cầu lông không chỉ thể hiện ở sự linh hoạt, sức mạnh hay các cú dứt điểm đập cầu ăn điểm trước đối thủ mà còn cần yếu tố tốc độ như trong những pha phòng thủ, phản xạ một cách tốc độ khiến cho đối phương bị bất ngờ không kịp trở tay. Tốc độ cũng là một yếu tố rất quan trọng trong bộ môn này, hôm nay shopVNB sẽ giới thiệu cho các bạn về Cách tính tốc độ cầu lông trong và top 5 pha đập cầu lông nhanh nhất ở thời điểm hiện tại.

1. Cách tính tốc độ cầu lông

Các bạn có thắc mắc rằng cách tính tốc độ cầu lông như thế nào hoặc làm sao để đo được con số cụ thể ấy? Theo Sách Kỷ lục Guinness, phương pháp đo lường là khoảnh khắc đập cầu được ghi lại bằng camera tốc độ cao, với vận tốc tức thời của quả cầu sau khi va chạm được tính toán từ bản ghi ảnh. Phương pháp tính là quãng đường di chuyển và thời gian quả cầu đã bay được tính giữa hai tọa độ.

Vận tốc tức thời được tính toán dựa trên các phép đo quãng đường, thời gian và vận tốc, trong khi sự thay đổi về tốc độ bay của quả cầu được thể hiện bằng đồ thị.

Cách tính tốc độ cầu lông

2. Top 5 pha đập cầu có tốc độ cầu lông nhanh nhất

Top 1. Tốc độ cầu lông nhanh nhất thế giới thuộc về tay vợt đôi nam người Ấn Độ Satwiksairaj Rankireddy – 500 km/h

Đứng Top 1 trong danh sách thuộc về VĐV Satwiksairaj Rankireddy với pha đập tốc độ cầu lông nhanh nhất thế giới trong thi đấu là 500 km/h. Bên cạnh đó anh còn là người đã tạo ra pha đập cầu lên đến 565 km/h, phá vỡ thành tích dẫn đầu trước đó của Tan Boon Heong 493km/h. Đây là kỷ lục được các chuyên gia thực hiện trong môi trường lý tưởng của Yonex thực hiện để kiểm tra tốc độ cầu lông của siêu phẩm vợt cầu lông Nanoflare 1000Z.

Tốc độ cầu lông nhanh nhất thế giới thuộc về tay vợt đôi nam người Ấn Độ Satwiksairaj Rankireddy – 500 km/h

Top 2. Mads Kolding – 426 km/h

Mads Kolding, tay vợt cầu lông người Đan Mạch, nổi tiếng với cú đập cầu đạt tốc độ 426 km/h, xác lập kỷ lục thế giới cho cú đập cầu nhanh nhất vào thời điểm đó. Cú đập này được thực hiện trong trận đấu thuộc khuôn khổ Giải cầu lông toàn Anh Mở rộng 2017.

Mads Kolding – 426 km/h

Top 3. Viktor Axelsen – 419 km/h

Viktor Axelsen được xem là tay vợt cầu lông xuất sắc nhất thế giới hiện nay. Anh thống trị bảng xếp hạng BWF suốt 2 năm qua với lối chơi toàn diện, kỹ thuật điêu luyện và thể lực sung mãn. Axelsen đã thực hiện cú đập cầu đạt tốc độ 419 km/h trong trận đấu với Kento Momota tại Giải cầu lông toàn Anh Mở rộng 2019.

Viktor Axelsen – 419 km/h

Top 4. Loh Kean Yew - 419 km/h

Loh Kean Yew sinh năm 1997 là cựu vô địch thế giới đơn nam tại Giải vô địch thế giới BWF 2021, người được mệnh danh là quốc bảo cầu lông Singapore. Trong trận đấu đối đầu với Lee Zii Jia, anh đã thực hiện một pha đập mạnh mẽ tốc độ lên đến 419 km/h - tốc độ bằng với pha đập của Viktor Axelsen.

Loh Kean Yew - 419 km/h

Top 5. Lee Chong Wei – 417 km/h

Lee Chong Wei, tay vợt cầu lông huyền thoại người Malaysia, được biết đến với những cú đập cầu uy lực và tốc độ. Trong trận tứ kết Giải cầu lông Nhật Bản Mở rộng 2017 gặp đối thủ Viktor Axelsen, Lee Chong Wei đã thực hiện cú đập cầu đạt tốc độ 417 km/h, xác lập kỷ lục mới cho cú đập cầu nhanh nhất thế giới tại thời điểm đó.

Lee Chong Wei – 417 km/h

3. Cách tập luyện để cải thiện tốc độ cầu lông của bạn

- Tập luyện chọn đúng thời điểm phát lực vào quả cầu để đưa cầu lao ra với vận tốc nhanh hơn.

- Tập các bài tập bổ trợ thể lực cũng như các cơ bắp tay, cổ tay.

- Cải thiện về bộ pháp di chuyển: Nếu bạn muốn có một ví trí tốt nhất để phát lực vào quả cầu thì việc tập bộ pháp di chuyển đến rất quan trọng. Không chỉ giúp bạn có thể di chuyển nhanh chóng, đẹp mắt mà mà còn bảo vệ bạn khỏi bị các chấn thương không mon muốn. Vì vậy, bộ phận chân người chơi trong trường hợp này là quan trọng, từ cổ chân, bắp chân trên gối và bắp chân dưới gối đều chịu áp lực lớn nên rất cần luyện tập có các cơ và khớp có sức bền hơn, dẻo dai và linh hoạt hơn. Tập thêm về các cơ để tăng sức bật, độ dẻo dai.

Xem thêm bài viết về Những cú đập cầu lông mạnh nhất thế giới để biết thêm những pha đập cầu có tốc độ cực nhanh.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng