Kinh doanh sân cầu lông thì cần phải nắm rõ những điều gì ?

14-05-2024 15:21
VNBSports

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 4 shop Premium và 61 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Hiện nay, bộ môn cầu lông rất phổ biến vì nó thích hợp với nhiều độ tuổi giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Bởi vậy, mở sân cầu lông trong nhà hay ngoài trời là mô hình kinh doanh rất tiềm năng, đang được đầu tư khá mạnh mẽ. Tuy nhiên bạn vẫn không biết khi kinh doanh sân cầu lông cần phải có những gì và bắt đầu như thế nào, hãy cùng ShopVNB tìm hiểu về vấn đề này nha.

kinh doanh sân cầu lông và những điều cần biết

1. Hình thức kinh doanh sân cầu lông

Theo quy định tại Điều 54 Luật Thể dục thể thao, một cơ sở thể thao gồm: Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm đơn vị sự nghiệp thể thao, doanh nghiệp, hộ kinh doanh sân cầu lông và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao.

Các cá nhân muốn đầu tư, kinh doanh hoạt động thể thao thường lựa chọn 03 hình thức phổ biến là:

 - Doanh nghiệp: Công ty TNHH Một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần

 - Hộ kinh doanh cầu lông.

- Câu lạc bộ cầu lông chuyên nghiệp.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh sân cầu lông sẽ nhanh chóng, với chi phí thấp và điều kiện đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm rõ thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể sẽ gặp khó khăn khi đăng ký.

hình thức khi kinh doanh sân cầu lông

2. Điều kiện cần thiết khi kinh doanh sân cầu lông

Một cơ sở kinh doanh sân cầu lông cần đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Cơ sở vật chất của sân cầu lông yêu cầu phải đạt chuẩn kích thước, màu sắc, quy chuẩn sau: 

 - Mặt sân cầu lông: Phẳng, không trơn trượt. Kích thước mặt sân tối thiểu là 15,40m X 8,10m. 

 - Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn đối với sân cầu lông đôi và đơn. 

 - Cột lưới cao 1,55m, đứng ổn định khi căng mặt lưới. 

 - Lưới cầu lông màu sẫm. Mắt lưới giao động trong khoảng 15mm đến 20mm. Mép trên của lưới phải được nẹp viền trắng để dể nhận biết. 

 - Đảm bảo điều kiện ánh sáng đủ và không bị chói

 - Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế. Có nơi thay đồ, cất giữ đồ và khu vực vệ sinh.

 - Có bảng nội quy của sân cầu lông theo quy định. 

Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ được kinh doanh sân cầu lông khi đã được cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại. Đối với doanh nghiệp kinh doanh cầu lông phải tuân theo điều luật số 55:

 - Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp bao gồm: Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động và có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao.  

 - Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao và bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định.

giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh sân cầu lông

3. Chi phí kinh doanh sân cầu lông

3.1 Chi phí chuẩn bị giấy tờ pháp lý khi kinh doanh sân cầu 

Cá nhân doanh nghiệp khi muốn làm sân cầu lông trước hết cần thành lập cơ sở thể thao. Bạn có thể lựa chọn loại hình cơ sở thể thao phù hợp với nhu cầu, điều kiện và quy mô kinh doanh sân cầu lông của mình. Các chi phí chuẩn bị giấy tờ pháp lý khi làm sân cầu lông có thể gồm: 

 - Chi phí thành lập cơ sở kinh doanh thể thao: Tùy loại hình cơ sở bạn muốn thành lập.

 - Chi phí xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. 

giáy phép kinh doanh sân cầu lông được chấp thuận

3.2 Chi phí thuê mặt bằng 

Với kích thước tiêu chuẩn của một sân là 13.4 x 6.1m (dài x rộng) thì diện tích sân sẽ trong khoảng 81.74m2/sân. Và số sân không chỉ dừng lại ở một sân, tùy thuộc vào diện tích mặt bằng thuê và số lượng sân bạn muốn mở. Tuy nhiên ngoài kích thước sân ra cần phải xây các khu vực ngồi nghỉ ngơi và đường đi thì diện tích sẽ tăng lên thông thường sẽ là trong khoảng 120 - 150m2. Nếu xây thêm bãi đổ xe, khu bán nước, khu cho thuê dụng cụ cầu lông, nhà vệ sinh thì diện tích có thể tăng lên khoảng 170 - 180m2. Thực tế khi thuê mặt bằng để làm sân cầu lông thì chúng ta sẽ thuê những bãi kho có diện tích rộng và trần cao để xây dụng nhằm tiết kiệm thêm chí phí làm trần, khung và nền, thường có giá từ 30.000.000đ - 50.000.000đ/tháng tùy vào khu vực và diện tích.

thuê mặt bằng và tính diện tích khi thuê sân cầu lông

3.3 Chi phí cho cơ sở vật chất cần thiết khi kinh doanh dân cầu lông

Việc dự kiến các hạng mục cần đầu tư là bước đầu bạn cần cân nhắc khi làm sân cầu lông. Sau khi tính toán hạng mục, số sân cầu lông, bạn có thể tìm các đơn vị cung cấp thiết bị và thi công phù hợp với nhu cầu. Các cơ sở vật chất cần đầu tư như sau: 

 - Chi phí thuê/sở hữu và cải tạo mặt bằng: Sân cầu lông có thể làm ngoài trời hoặc trong nhà. 

 - Chi phí mua thảm làm mặt sân cầu lông ( tùy thuộc vào loại thảm sân cầu), cột, lưới cầu lông.

 - Chi phí thi công, lắp đặt các thiết bị, cơ sở vật chất của sân cầu lông. 

 -  Vật liệu thi công: Tùy thuộc vào bề mặt sân làm bằng chất liệu gì mà chúng ta chuẩn bị các loại vật liệu cho phù hợp như dây hàn nhiệt, băng dính 2 mặt chuyên dụng, sơn chống thấm, sơn lót, keo…

 - Chi phí làm các hạng mục liên quan cần có trong sân cầu lông như: Hộp y tế, ánh sáng, bảng nội quy, khu vực thay đồ, vệ sinh, ghế ngồi, …

 - Chi phí thuê nhân sự và phần mềm quản lý kinh doanh sân cầu lông.

chi phí để xây dựng sân cầu lông

Để biết thêm chi tiết những chi phí để bắt đầu quá trình kinh doanh sân cầu lông mời bạn xem bài viết Các khoản chi phí xây dựng sân cầu lông.

4. Kinh nghiệm kinh doanh sân cầu lông bạn phải nắm rõ

4.1 Yêu cầu bề mặt sân cầu 

Điều quan trọng khi kinh doanh sân cầu lông là bạn phải chú trọng đến bề mặt sân cầu. Bề mặt yêu cầu phải phẳng, có độ cứng nhất định và đặc biệt không trơn trượt. Sân cầu lông thường được làm nhiều chất liệu như gỗ, PVC, vật liệu nhân tạo. Bề mặt sân cầu đảm bảo tính đồng nhất, không có sự chênh lệch lớn trong độ cao. Tham khảo một số loại thi công trên bề mặt sân cầu lông

- Gỗ: Mặt sân cầu lông gỗ là một lựa chọn truyền thống và phổ biến trong các sân cầu lông chuyên nghiệp. Gỗ cung cấp một bề mặt chắc chắn và có độ nhẵn, giúp bóng di chuyển mượt mà. Tuy nhiên, mặt sân gỗ yêu cầu bảo dưỡng thường xuyên và có thể đòi hỏi chi phí cao hơn so với các loại khác.

- Sơn tổng hợp: Mặt sân cầu lông sơn tổng hợp được tạo thành bằng việc phủ một lớp sơn đặc biệt trên mặt sàn bê tông hoặc gỗ. Mặt sân sơn tổng hợp có độ ma sát tốt, giúp ngăn chặn trơn trượt và tạo ra sự ổn định cho người chơi. Ngoài ra, mặt sân sơn tổng hợp cũng dễ dàng bảo trì và có tuổi thọ lâu hơn so với mặt sân gỗ.

- Bề mặt thảm PVC: Mặt sân cầu lông bằng thảm PVC là một lựa chọn phổ biến trong các sân cầu lông thể dục. Thảm PVC được cung cấp dưới dạng cuộn và được lắp đặt trên mặt sàn bê tông hoặc gỗ. Bề mặt thảm PVC có độ ma sát và đàn hồi tốt, tạo điều kiện chơi tốt và giảm tác động lên cơ và xương của người chơi. Thảm PVC cũng dễ dàng vệ sinh và bảo trì.

- Bề mặt tổng hợp: Một số sân cầu lông sử dụng các loại bề mặt tổng hợp khác nhau, bao gồm sự kết hợp của các vật liệu như cao su, sợi tổng hợp, và nhựa. Những loại bề mặt tổng hợp này có thể cung cấp một bề mặt chơi êm ái và độ ma sát tốt cho người chơi.

các loại thảm khi kinh doanh sân cầu lông

4.2 Lựa chọn hệ thống ánh sáng và chất lượng lưới 

Khi kinh doanh sân cầu lông bạn cần lưu ý lưới sân cầu lông phải được làm bằng sợi nylon sẫm màu hoặc polyester và thép, dày đều và dây gai mềm. Kích thước mắt lưới dao động khoảng 15 – 20 mm, các ô lưới cần có độ dày và khoảng cách đều nhau. Mặt trên của lưới có một giá đỡ màu trắng gấp đôi dây mạng hoặc cáp chạy qua giá đỡ.

Giá đỡ lưới phải được đặt phía trên dây hoặc cáp lưới. Chiều cao trung tâm của lưới là 1,55 mét và chiều cao cạnh là 1,524 mét. Lưới phải được căng ngang giữa sân và căng để không cản trở bóng khi đi qua. Chi phí khoảng 150.000 đến 200.000 nghìn đồng cho một bộ. Ngoài ra chủ sân còn phải đầu tư khoảng 3.000.000 triệu đồng đến 5.000.000 đồng một cặp trụ tuỳ loại sẽ có giá cả khác nhau. Bên cạnh đó bạn có thể xem qua hai loại lưới phổ biến hiện nay là lưới cầu lông Hải Yếnlưới cầu lông Kizuna.

kinh doanh sân cầu lông phải có lưới cầu lông đạt đủ tiêu chuẩn

Đầu tư vào hệ thống chiếu sáng là điều vô cùng quan trọng khi xây dựng sân cầu lông. Nó đòi hỏi chủ sân phải có kế hoạch cụ thể và có nhà thi công uy tín. Bởi vì khi chơi cầu thì ánh sáng rất cần thiết. Nếu ánh sáng chói có thể khiến người chơi khó bắt được đường đánh cầu lông và ảnh hưởng đến thành tích của họ. Đôi khi lại gây nguy hiểm cho người chơi cầu. Thông thường khi kinh doanh sân cầu lông mức giá chi phí đầu tư chiếu sáng cho một sân cầu trung bình rơi vào 9.000.000 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Tuỳ vào số lượng đèn và cách thi công cũng như chất lượng đèn như thế nào.

đầu tư vào hệ thống ánh sáng khi kinh doanh sân cầu lông

4.3 Đầu tư phần mềm quản lý kinh doanh sân cầu lông

Đây là một khâu vô cùng quan trọng sau khi hoàn thiện sân, nếu bạn muốn vận hành một cách hiệu quả và tối đa hoá khi kinh doanh sân cầu lông bạn cần có một phần mềm quản lý sân cầu lông Với phần mềm dùng để quản lý bạn sẽ dễ dàng kiểm soát trình trạng sân, số lượng thuê sân trong ngày hoặc trong tháng.

 - Quản lý tình trạng sân trống, kín lịch theo giờ theo ngày theo tháng và theo sân.

 - Giúp nắm bắt rõ lịch trống dễ dàng do đó tăng tỷ lệ lắp đầy sân trống tối đa hoá lợi nhuận cho chủ sân.

 - Tích hợp tính năng thống kê doanh thu. Do đó chủ sân có thể thống kê doanh thu tại sân chỉ qua vài thao tác đơn giản trên điện thoại, ipad, máy tính,….

Ngoài ra bạn nên dự trù một số kinh phí nếu có những chi phí phát sinh thêm. Thông thường khi xây dựng sân cầu lông thì đều phát sinh ra nhiều chi phí nhỏ. Tuỳ theo khả năng của mỗi chủ sân và quy mô đang đầu tư xây thì chủ sân sẽ ước lượng được mức kinh phí dự trù cho phù hợp.

phần mềm quản lý kinh doanh sân cầu lông

 

5. Những dịch vụ tiện ích cần mở để thu lại lợi nhuận khi kinh doanh sân cầu lông

5.1 Kinh doanh thêm dịch vụ nước giải khát

Bạn đang tìm kiếm một nguồn doanh thu mới cho kinh doanh sân cầu lông của mình? Dịch vụ nước giải khát là một trong những yếu tố quan trọng để có thêm một nguồn doanh thu. Và bạn sẽ cần một khoảng trống để chứa một quầy bán nước riêng biệt nếu không đủ diện tích bạn có thể tích hợp quầy bán nước và thu ngân làm một để tiết kiệm. Và phải chừa thêm một khu vực để bố trí bàn ghế cho anh em lông thủ ngồi chờ sân hoặc nghỉ ngơi sau buổi đánh để dùng dịch vụ giải khát của bạn. 

dịch vụ giải khát đi kèm khi kinh doanh sân cầu lông

5.2 Shop cầu lông nhỏ trong sân cầu

Việc kinh doanh sân cầu lông thì chắc chắn không thể các sản phẩm phụ kiện cầu lông dành cho anh em lông thủ khi hoạt động tại sân. Vậy nên bạn cần cung cấp thêm các sản phẩm cầu lông như: vợt cầu lông, giày cầu lông, quần áo, phụ kiện cần thiết như quấn cán, cước vợt,.. và không thể thiếu đó là quả cầu lông hoặc ống cầu lông. Nếu được bạn nên mở một shop nho nhỏ trong khu vực sân để thuận tiện cho việc mua bán các sản phẩm. Bên cạnh bán các sản phẩm thì bạn nên mở rộng thêm dịch vụ cho thuê vợt và đan lưới vợt cầu lông tại sân. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một máy đan vợt cầu lông chất lượng thì hãy xem ngay tại ShopVNB.

kinh doanh phụ kiện cầu lông tại sân cầu lông

Hy vọng qua bài viết này của ShopVNB, giúp cho các bạn trang bị được kiến thức cần biết khi kinh doanh sân cầu lông. Mong rằng bạn sẽ thành công trong việc kinh doanh sân cầu và tiếp tục niềm đam mê với bộ môn vũ cầu này.

Xem thêm các bài viết liên quan: Thi công sân cầu lông đạt chuẩnQuy trình lắp đặt thảm sân cầu lông tại đây.

Danh mục
Hệ thống cửa hàng Hệ thống cửa hàng